mát, xe cộ nhà binh trong đó có những rơ-moóc chở xe tăng chạy nhiều hơn
lên. Y không thể hỏi ai, cũng không có một ‘nguồn” nào khả dĩ có thể cung
cấp cho câu hỏi ấy một lời giải đáp. Y đoán rằng sự vận chuyển đáng chú ý
của quân đội trên các đường phố của Đa-mát có lẽ báo hiệu một cuộc đảo
chính quân sự nay mai chăng? Nhưng y lại thấy một triệu chứng khác gắn
liền với sự vận chuyển quân sự trên các đường phố, khiến y thấy rõ hơn sự
căng thẳng ở biên giới I-xra-en: Báo chí Xy-ri lần đầu tiên từ ngày y tới
Đa-mát, đã dành phần xã luận nói về “mối nguy cơ Do thái” và sửa soạn dư
luận công khai cho việc chiến tranh sau này. Ở chợ “Hăm-đi-a”, trong cửa
hàng bách hóa Đông Phương cổ truyền ở trong thành phố Đa-mát cũ, nơi
mà y thường đến uống cà-phê, y cũng thấy có cái cảm giác rõ rệt của sự
kích thích bất thường, báo trước những biến cố sắp xảy ra.
Tên gián điệp I-xra-en chưa nhận được lệnh hoặc chỉ thị gì rõ rệt của
cấp trên ở Ten A-víp. Hôm dọn nhà xong, y đã nhận được mật hiệu của I-
xra-en báo tin là đã nhận được điện của y rồi. Từ ấy, Ten A-víp bặt tin.
Tuy vậy, Ta-áp cảm thấy có lẽ đến lúc bắt liên lạc với I-xra-en rồi. “Ten
A-víp có thể phải cần đến y”. Ta-áp nghĩ vậy. Đêm đến, khi đột nhiên thấy
các cửa sổ của Bộ Tham mưu, đèn bật sáng trưng, Ta-áp quyết định hành
động. Tuy thế, y cũng nén chờ đến tối hôm sau, khi thấy Bộ tham mưu
nhộn nhịp bất thường, mới thực hiện dự định của mình phát bản tin đầu tiên
về Ten A-víp.
Tên gián điệp đóng cửa hai lần khóa. Y kéo các rèm cửa, rồi lấy cái đài
phát nhỏ xíu ở chỗ giấu trên trần nhà dưới ngọn đèn điện ra, sửa soạn bức
điện bằng tiếng Hê-bơ-rơ và ngồi ngay trên giường trong buồng ngủ, y gọi
Ten A-víp.
Hôm ấy là ngày 13 tháng ba năm 1962, vào khoảng tám giờ rưỡi tối, chỉ
trong một lúc, Ta-áp nhận được tín hiệu của Ten A-víp báo cho y biết là đã
nhận được tin của y hoàn hảo. Rồi y đánh đi bức điện đầu tiên, cẩn thận
dịch thuộc lòng ra mật mã bản viết để ở trên đầu gối trước mặt y.