tiếng tăm trong giới thương nghiệp ở thủ đô gửi gắm khắp nơi, biết chiều
chuộng đủ mọi người. Người ta tự nhiên tin Ta-áp. Dự định xuất khẩu đồ
gỗ và đồ mỹ nghệ Xy-ri của y nói chung được hoàn toàn tán thưởng và
khuyến khích.
Có một hôm, Kê-man A-lê-san bảo y:
-“Tại sao anh không mua lấy một chiếc xe? Như thế anh chạy đi chạy
lại có đỡ hơn không? Anh đã để mất nhiều thì giờ quí báu vì phải chạy bộ”.
-“Ở Bu-ê-nốt Ai-rét, tôi đi bằng xe Ca-đi-lắc nhiều rồi, bây giờ tôi
muốn đi bộ, như mọi người” – Ta-áp trả lời.
Trên cánh cửa nhà, y đóng một tấm danh thiếp nhỏ “Hãng xuất nhập
khẩu Ta-áp”
Sự khiêm tốn và lòng “yêu nước” kín đáo của Ta-áp là một trong những
lý do khiến những người quen biết y ở Đa-mát có cảm tình và thân thiết với
y.
Cơ hội thực hiện được nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng của Cục tình
báo I-xra-en đến với Ta-áp quá nhanh ngoài sức tưởng tượng của y. Đáng ra
thì bắt đầu từ khi báo con số “88” , y phải ngừng liên lạc bằng điện đài với
Ten A-víp trong nhiều tuần, có khi hàng tháng để “bám chắc” vào Đa-mát;
“ Đừng có hấp tấp quá..”. Người ta đã nhắc đi nhắc lại hàng ngàn lần trước
khi y đi. Nhưng những biến cố xảy ra đã dẫn đến một bước ngoặt khác.
Vào 7 giờ tối ngày 8 tháng 3 năm 1962, Ta-áp nghe bản thông cáo do
đài phát thanh Đa-mát phát đi: “Hôm nay, các binh sĩ dũng cảm của chúng
ta đã giáng cho quân đội kẻ thù Do thái một đòn thất bại đau đớn. Quân đội
Xy-ri đã gây thiệt hại cho tàu chiến Do thái trên hồ Ti-bê-ri-át. Quân địch
bị thiệt hại nặng và phải rút chạy trước quân đội Xy-ri”.