XI. Nu-kê-íp
Tạm thời, những hoạt động đều do Ca-min Ta-áp chủ động. Ở Ten A-
víp, cấp trên của y không hỏi han, cũng không giao cho y một nhiệm vụ gì
đặc biệt trước khi biết rõ y có khả năng gì, có thể đòi hỏi ở y những gì?
Tất nhiên là Ta-áp phải dò dẫm ngay ngôi nhà gần nhất, nghĩa là trụ sở
Bộ tham mưu Xy-ri. Y quan sát một cách có phương pháp sự hoạt động
chung của những người ra vào cơ quan, để có khi cần, có thể phân biệt với
sự hoạt động đặc biệt, nghĩa là bất thường. Những ngày đầu, y lên đài quan
sát từ tám giờ sáng – giờ mà Bộ tham mưu bắt đầu hoạt động – cho tới sáu
giờ chiều, khi mà phần đông sĩ quan và nhân viên dân sự đã ra về. Ngay
những đêm đầu, y ghi nhận chỉ có năm căn buồng của Bộ tham mưu là để
đèn sáng suốt đêm. Y rút ra kết luận đó là những căn buồng mà một số sĩ
quan thường trực nào đó thức đêm. Cũng dễ đoán, đó tất phải là những sĩ
quan của cơ quan tình báo quân sự và những người phụ trách cơ quan tác
chiến của Bộ tham mưu. Vào khoảng nửa tháng 2 năm 1962, tình hình
chung ở Đa-mát là yên tĩnh, Ta-áp rút ra kết luận, ngoài năm cửa sổ sáng
đèn, bóng tối gần như bao phủ Bộ tham mưu, thật hợp với tình hình bình
thường lúc đêm hôm của căn nhà.
Ca-man A-min Ta-áp luôn luôn gặp lại anh chàng trẻ tuổi Kê-man A-lê-
san, anh này lại giới thieeujy với rất nhiều bạn bè của anh ta. Thứ nhất là
các viên chức của chính phủ, y thăm dò những vẫn đề xuất khẩu hàng hóa
của Xy-ri đi châu Âu. Y kể hết với người này đến người kia rằng y có một
tài sản ở nước ngoài, gửi ở những ngân hàng Thụy sĩ và Bỉ. Nhờ số vốn này
và do có được những quan hệ ở châu Âu, Ta-áp tự nhận sẵn sàng xuất khẩu
đi châu Âu những đồ gỗ của Xy-ri và đồ mỹ nghệ, với điều kiện là chính
quyền Xy-ri không gây cho y quá nhiều khó dễ. Cái nhóm bạn bè của y ở
Đa-mát đàn dần rộng thêm. Gã trai trẻ Ta-áp được người bạn A-lê-san có