Ngay từ đêm đầu xảy ra cuộc đảo chính của Nát-la-vi, cấp trên của tên
gián điệp ở Ten A-víp đã đặt cho y hàng lô câu hỏi cụ thể và vắn tắt về
cuộc đảo chính và về những nhân vật chính có liên quan. Nhờ tin tức thu
lượm qua bạn bè, Ta-áp đã có thể trả lời các câu hỏi, làm hài lòng Cục tình
báo trung ương Ten A-víp. Bát đầu từ ngày 28 tháng ba và thực tế đến cuối
tháng tư, Ta-áp không lúc nào ngừng phát tin đi. Mỗi đêm, thường vào
khoảng 20 đến 22 giờ, đôi khi khuya hơn, tên gián điệp đóng cửa sổ vào,
lấy cái đài phát từ chỗ giấu ra, gọi Ten A-víp và chờ tín hiệu đã định trước,
rồi đánh đi bằng mật mã những tin tức trên làn sóng điện. Trong suốt một
tháng ròng, đối với cấp trên của y ở I-xra-en, Ta-áp trở thành một người
cung cấp vô tận những tin tức chính trị. Những bức điện của y lập tức được
dịch ngay và Cục tình báo chuyển thẳng lên Bộ tham mưu quân đội. Sáng
hôm sau, một bản sao tóm tắt những tin tức của y đệ lên văn phòng của thủ
tướng Ben Gu-ri-on.
Ta-áp rất mừng vì chú của Ma-a-di, tham mưu trưởng Áp-đun Ka-rim
Da-he En-din vẫn giữ nguyên chức cũ.
Vào khoảng từ 30 tháng 3 đến 30 tháng 4, Ta-áp gặp Ma-a-di chừng
mươi bận. Những chuyện lặt vặt và ngay cả những chuyện la cà nhặt nhạnh
của các giới trong quân đội mà Ma-a-di kể lại với y, cũng là nội dung chính
của những bức điện y gửi cho Ten A-víp. Những tin tình báo này cho biết
các sĩ quan vừa lật đổ chính phủ vẫn là những sĩ quan cách đây mấy tháng,
đã thúc đẩy việc đánh đổ khối liên hiệp Ai-Cập Xy-ri. Tham mưu trưởng và
quân đội không tham gia vào vụ đảo chính thật sự, nhưng có bảo đảm cho
hoạt động của “con người hùng”, người bày mưu trong những biến cố, đại
tá Nát-la-vi. Ông này, bốn mươi tuổi, người của cánh hữu ôn hòa, là một
viên chức cao cấp của Bộ Quốc phòng, thời kỳ liên hiệp với Ai-Cập, đã là
phụ tá cho Toàn quyền Ai-Cập ở Xy-ri, Thống chế Áp-đun Ha-kim A-me.
Ở “Hội đồng cách mạng”, tổ chức tạm thời thay quyền Chính phủ, bên
cạnh Nát-la-vi có đại tá Áp-đen Ga-ni Đa-ha-man, chỉ huy quân khu Đa-