Hai ngày sau khi xảy ra biến cố chính trị, sáng mồng hai tháng tư đã
xảy ra cuộc nổi dậy quân sự có tính chất địa phương tại thành phố Hôm, ở
miền Bắc Xy-ri. Một nhóm sĩ quan mệnh danh là “Những sĩ quan tự do”
tuyên bố chống lại chính phủ Đa-mát. Những sĩ quan này tán thành việc
Xy-ri trở lại khối liên hiệp Xy-ri Ai-Cập. Họ còn đòi đuổi ra khỏi Bộ chỉ
huy quân sự tối cao tất cả những sĩ quan đã tham gia cuộc đảo chính. Ít lâu
sau, thành phố A-lép-pô cũng đi theo cuộc nổi dậy của đám sĩ quan ở Hôm.
cả hai thành phố cùng tuyên bố ở tình trạng giới nghiêm. Đã có những cuộc
xung đột giữa binh lính và cảnh sát, người ta thấy có nhiều người bị thương
và nhiều người chết.
Tình hình ở Xy-ri quay thật nhanh về tình trạng nội chiến. Các sĩ quan
nổi loạn ở Hôm và A-lép-pô liền gọi điện thoại cho Đại sứ quán Ai-Cập ở
Li-băng, yêu cầu chi viện gấp.
Những biến cố này, lại gây nên sự rối loạn hoàn toàn ở Xy-ri một lần
nữa, đã tạo thuận lợi cho tên gián điệp I-xra-en ở Đa-mát. Vấn đề dặt ra với
y và từ đó y phải giải đáp gấp cho cấp trên ở Ten A-víp là “liệu những sĩ
quan cách mạng ở Đa-mát có còn nắm giữ chính quyền sau vụ nổi loạn của
những sĩ quan tự do không?”.
Hôm ấy, tên gián điệp đánh cho Ten A-víp một bức điện:
“Cuộc đấu tranh của những sĩ quan phiến loạn ở Hôm và A-lép-pô
chống lại chính quyền Đa-mát thúc đẩy nhanh chóng sự sụp đổ của lũ quân
phiệt Cách mạng. Những kẻ cầm đầu cuộc đảo chính vừa qua thế nào cũng
sắp bị lật đổ!”.
Lần này, tên gián điệp lại nhận định đúng, một phần do y tin tưởng vào
những tin tức tuyệt diệu và cũng do có phần phân tích đúng đắn tình hình
những lực lượng đang có mặt. Ngày 3 tháng tư, chưa đầy 36 giờ sau vụ nổi
dậy ở miền Bắc, đại tá Nát-la-vi và sáu người bạn của ông ta bí mật trốn
sang Li-băng và đáp một máy bay đi Bi-ê-rút tới Duy-rích. Chính phủ Thụy