a/Nhóm chính trong đó gồm những người trung thành với Nát-la-vi
đang đấu tranh vì độc lập dân tộc và chống mọi sự liên hiệp với Ai-Cập
b/Một nhóm gồm toàn những sĩ quan của sư đoàn đang bảo vệ biên giới
với I-xra-en, những sĩ quan này tự xưng là xã hội chủ nghĩa.
c/Một nhóm nhỏ sĩ quan thân Nát-xe, không có ảnh hưởng rõ rệt đối với
tình hình chung”
Ten A-víp rút ra từ đây kết luận: Chừng nào vẫn còn những cuộc lục
đục nội bộ ở Xy-ri, thì dọc biên giới chung vẫn còn yên ổn. Nhưng cũng
nhờ có những tin tức tổng hợp về Xy-ri, nhất là những tin tức của Ca-man
Ta-áp mà I-xra-en biết rằng, trận đánh ở Nu-kê-íp đã khiến Nát-la-vi thấy
cần phải tăng cường những vị trí của Xy-ri trên dọc biên giới với I-xra-en,
vì lo ngại I-xra-en có thể lại tấn công những vị trí này lần nữa. Như vậy là
Nát-la-vi đã tự làm suy yếu lực lượng của mình. Sự vắng mặt của một số sĩ
quan – lúc ấy còn ở ngoài biên giới, khi xảy ra cuộc nổi dậy ở Hôm và A-
lép-pô, làm cho ông ta mất sự trợ giúp của những người bạn trung thành
đáng lẽ có thể cứu được giới quân nhân đang nắm chính quyền khỏi bị sụp
đổ.
Kết luận thứ ba và cuối cùng của Ten A-víp vào tháng tư năm 1962, đã
được xác nhận trên giấy trắng mực đen trong hồ sơ cá nhân của Ê-li Cô-
hen: “Điệp viên ở Đa-mát thật quả đã “ăn sâu” một cách chắc chắn sau một
thời gian tiếp cận rất nhanh. Cái “vỏ bọc” của y đối với đám thương gia quả
là không thể chê được, số quan hệ của hy hàng tuần cứ mở rộng thêm ra, ở
chỗ nào y cũng cư xử đúng như một người Xy-ri yêu nước. Những tin tức
của y rất chính xác và biết đoán trước một cách có phân tích đối với mọi
thử thách”. Ca-man Ta-áp đã thành công và trở nên một phần tử mật thiết
của giới chính trị suốt ngày lúc nào cũng đông nghịt trong những tiệm cà-
phê ở Đa-mát.