BÍ MẬT CHIẾN TRANH ĐIỆP VIÊN TỪ IXRAEN TỚI - Trang 15

ta lại thấy Eli dành phần lớn thời gian hoạt động mạnh cho phong trào bí
mật. Y làm kế toán cho một xí nghiệp gỗ ở A-lec-xăng-đơ-ri để giải quyết
sinh kế.

Ixraen tuyên bố độc lập và cuộc chiến tranh giữa các quốc gia A-rập, kể

cả Ai-cập, với Do Thái vào năm 1948, đã gây ra những hậu quả quan trọng
cho dân Do Thái ở Ai-cập. Phần lớn kiều dân Do Thái, chừng ba trăm ngàn
người, đang sống ở Ai-Cập đều nhận ra rằng trong tình hình hiện nay, họ
chỉ có thể sống yên ổn nếu rời xa xứ này. Những phương thức di dân hàng
loạt đã được những tổ chức trong đó có Eli Cohen và Xa-mu-en bố trí từ
lâu.

Rất nhiều trung tâm di dân Do Thái đã được đặt ở Ai-Cập và do cơ

quan Do Thái Ai-Cập điều khiển và trợ cấp – Ban chấp hành của phong
trào tự trị này giống như một chính phủ của Do Thái. Cơ quant rung ương
hoạt động trong bí mật, lấy tên là “ Cục du lịch Gơ-run-béc”, đặt ở một
tầng gác ngôi nhà đồ sộ ở Cai-rô. Một chi nhánh của cục này hoạt động ở
A-lec-xăng-đơ-ri.

Cách thức di dân bí mật cũng bình thường thôi: người ta tổ chức những

cuộc “du lịch” đi Pháp. Nếu có những viên chức người Ai-Cập không ngây
thơ để tin vào chuyện dân Do Thái đi du lịch châu Âu thì người ta mua
chuộc, biếu xén họ để làm trung gian. Họ còn xoay được cả của lãnh sự
Pháp ở A-lec-xăng-đơ-ri một số khá lớn hộ chiếu Pháp cho những người
gặp khó khăn trong việc xin cấp thị thực xuất cảnh của Ai-Cập, và khi đã
đến châu Âu rồi, từ các hải cảng Mac-xây hoặc Nap, bằng cách này hay
cách khác, người ta gửi những kiều dân Do thái này bằng tàu thủy đi
Ixraen.

Vấn đề di dân Do Thái ở Ai-Cập hấp dẫn này đã được ghi vào như

những trang sử mới mẻ của lịch sử nhà nước Ixraen, dưới danh từ “Luật
Gô-sen”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.