đồng tiền thưởng nào, họ toàn những dân Do Thái thiếu thực tế và không
gây được một nguy hiểm gì cho Ai-Cập!
Tuy nhiên, những sự kiện chính trị quan trọng xảy ra ở Ai-Cập cũng lôi
kéo một phần của nhóm này vào một hoạt động quá nguy hiểm. Vua Pha-
rúc bị lật đỏ và bị thay thế bởi một chính phủ Cách mạng do tướng Nê-ghíp
đứng đầu. Tướng này cũng bị hạ bệ bởi một số tướng tá, quân nhân cách
mạng, mà chỉ huy là đại tá Nát-xe. Ngay từ 1953, Nát-xe đã tiến hành
thương lượng với Luân Đôn một thỏa hiệp tiến tới rút toàn bộ quân đội Anh
đóng ở dọc kênh đào Xuy-ê. Tất cả các loại quân nhu, quân dụng Anh,
cùng các căn cứ doanh trại của quân đội đều phải đặt trong tay người Ai-
Cập.
Sự biến chuyển của tình hình Ai-Cập tự nhiên gây nên những nỗi lo âu
sợ sệt ở Ixraen. Đại tá Nát-xe là người đã nếm mùi thất bại và bị quân đội
Ixraen cầm tù năm 1948 ở Nê-ghép. Ý chí phục thù của Nát-xe không phải
là điều bí mật với mọi người. Ông ta không hề che giấu những ý định của
mình trước dư luận công khai ở trong nước và thế giới. Lúc bấy giờ, thủ
tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao Ixraen đã tuyên bố: “Việc quân đội Anh
rút lui khỏi kênh Xuy-ê có quan hệ trực tiếp đến Ixraen”. Chính phủ Luân
Đôn cũng đã thử trấn an Ixraen nhưng không có một cam kết tích cực nào
để có thể làm tiêu tan nỗi lo lắng của nước đó.
Trong khi đó , bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới, Pi-nát La-vôn, tuổi
chừng năm mươi, nhảy vào cuộc. Những “sự kiện” tiếp diễn sau này ở Ai-
Cập mang danh nghĩa của La-vôn.
Theo chủ trương của Ten A-vip, đại tá B.G, Cục trưởng Cục tình báo
quân đội Ixraen từ xa chỉ huy vụ phá hoại ở Ai-Cập. Chính Đa-linh là
người điều khiển trực tiếp với sự tham gia của Xa-mu-en A-da và một vài
người tình nguyện Do thái gốc Ai-Cập trong đó có Eli Cohen.