BÍ MẬT CHIẾN TRANH ĐIỆP VIÊN TỪ IXRAEN TỚI - Trang 16

Vì thế vào năm 1949 và 1950, trừ Eli, toàn thể gia đình y đã đi Ixraen.

O-đét, Mô-rít và Ét-ra đi trước, vào năm 1949, sau đó, năm 1950 đến anh
chị em và cha mẹ Eli. Eli Cohen lúc đó ở lại một mình, hẹn với gia đình khi
xong nhiệm vụ ở Ai-Cập, sẽ đi theo. Tuy vậy, y còn ở lại Ai-Cập những sáu
năm nữa.

Ít nhất cũng có một lần Eli đã đến gần một giá treo cổ dựng ở Cai-rô.

Câu chuyện kết thúc trên giá treo cổ ở Cai-rô mà Eli có liên quan khá

trực tiếp vào năm 1951, thời gian vua Pha-rúc trị vì Ai-Cập. Không khí
chiến tranh lan tràn ở Trung Đông, Ixraen biết trước là bị đe dọa bởi một
cuộc tiến công bởi Ai-Cập và đề phòng trước, đặt ở Ai-Cập một hệ thống
tình báo tinh vi.

Sau một thời gian huấn luyện đặc biệt, người ta ném vào Ai-Cập qua

Pa-ri – một nhân viên là nhiệm vụ là tiếp cận và tuyển một mạng lưới điệp
viên Do Thái ở Ai-Cập có thể tin tưởng được. Điệp viên này tên là A-bra-
ham Đa, sĩ quan trong quân đội Ixraen và được phái đến Ai-Cập với tên giả
là Giôn Đa-linh để làm nhiệm vụ.

Nhờ có một hộ chiếu giả, Giôn Đa-linh đột nhập vào Ai-Cập năm 1951

chẳng khó khăn gì. Từ năm 1951-1953, y tuyển dụng được một số khá
đông thanh niên Do Thái ở Ai-Cập ngỏ ý muốn và thích đến Ixraen.

Một số những thanh niên này được Đa-linh sử dụng làm gián điệp,

nhưng mang tính chất “tài tử” vì họ không được huấn luyện ở các trung tâm
chuyên môn. Những người khác thì tiếp tục là thành viên của tổ chức tự trị
bí mật và hoàn toàn hoạt động cho “Cục du lịch Gơ-run-béc”. Nhiệm vụ
của Đa-linh tuy không phải nhiệm vụ chính, là thúc đẩy nhanh chóng việc
di cư kiều dân Do Thái ở Ai-Cập.

Ngày nay, mười lăm năm sau sự kiện trên, có thể nhận thấy rằng nhóm

người tình nguyện làm việc dưới sự chỉ huy của Đa-linh không hề nhận một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.