chính xác của sự việc nữa: En Ha-ri-ri quá công khai muốn tham vọng cầm
đầu chính phủ. Chính phủ được một số sĩ quan chống đối với viên tham
mưu trưởng báo trước, vội bắt giữ ông ta ngay, cất chức và tống sang Pháp.
Đi-át Ha-ri-ri, viên tướng trẻ, trong một bộ ria mép khá đẹp và nhìn mọi
người bằng đôi mắt chế nhạo màu xanh da trời, đã sống ở thủ đô nước Pháp
từ năm 1963. Ông ta nhận của chính phủ một số lương 1000 đô-la, đi xe
Pơ-giô 404 màu xanh mang biển số ngoại giao của sứ quán Xy-ri ở Pa-ri,
ông ta có tên trong đám sinh viên “vĩnh viễn” của trường Cao đẳng thực
hành, ở đây ông ta học lớp của giáo sư V. Sau này, ông đã từ chối việc
chính phủ Xy-ri bổ nhiệm ông làm đại sứ Xy-ri tại một nước ở Nam Mỹ.
Mãi một năm sau sự kiện này, Ca-man Ta-áp lại đề cập đến tên của Đi-
át En Ha-ri-ri một lần nữa. Xy-ri vừa quyết định huấn luyện cho quân biệt
kích đặc biệt. Tướng En Ha-ri-ri, đang bị “đầy” ở Pa-ri, được lệnh phụ
trách việc tổ chức các sinh viên A-rập ở châu Âu và đặc biệt những sinh
viên gốc Pa-lét-xtin. Đa-mát muốn lồng vào những đơn vị biệt kích này
một số người Pa-lét-xtin sống ở châu Âu, sau này nổi tiếng dưới cái tên “En
Pha-ta”. Trong một bức điện gửi năm 1964, Ta-áp đã báo cáo về Ten A-víp
quyết định trên của Xy-ri.
Sự kiện chính trị cuối cùng đã làm cho Ta-áp phải chú ý trước ngày y
về I-xra-en vào mùa hè năm 1963. Từ khi trở về Xy-ri, tướng A-ma En Ha-
phê, nguyên tùy viên quân sự ở Bu-ê-nốt Ai-rét, đã vượt một cách khá
nhanh mọi cấp bậc lãnh đạo của đảng “BAATH”, thời kỳ ấy đã trở thành
“người hùng” của xứ sở.. Vào mùa hè năm 1963, ông ta được cử giữ chức
chủ tịch Hội đồng tổng thống nước cộng hòa Xy-ri, nắm cả các chức vụ
tổng chỉ huy quân đội và chủ tịch ban chỉ đạo đảng “BAATH”, về sau còn
là chủ tịch ban chỉ đạo Liên A-rập của đảng “BAATH” và đảng này có chi
nhánh quan trọng ở I-rắc.
Đã quen biết En Ha-phê ở Ác-hen-ti-na và từng tới thăm ông ta ở Đa-
mát, lần này Ca-man Ta-áp gửi biếu ông ta một hộp kẹo thật to kèm theo