Nhưng Ê-li Cô-hen thì lại có ý kiến trái ngược: “Sự lộn xộn ở Xy-ri
rộng lớn đến mức chẳng ai có thì giờ và tâm trí đâu mà chú ý đến cá nhân
tôi nữa. Không những tôi cam đoan rằng có thể nhận lời đề nghị một cách
an toàn; tôi còn ước mơ rằng, chúng ta sẽ có thể lợi dụng cả những buổi
phát thanh này, chỉ việc giao ước trước với nhau “bằng mật khẩu để báo tin
cho anh, ví dụ như là tình hình báo động vừa được ban bố ở Xy-ri !”.
Sự tự tin của Ê-li Cô-hen làm cho cấp trên của y xúc động. Sau một hồi
bàn cãi trong nội bộ ban chỉ đạo của Cục tình báo, đã đi đến quyết định cho
phép tên gián điệp được phụ trách chương trình phát thanh mà người đề
nghị, đồng thời cũng chấp nhận đề nghị của y là, trường hợp nguy biến,
được sử dụng những buổi phát thanh đó song song với buổi phát tin bí mật.
Nhưng Đéc-vi-sơ tuy thế cũng giành được thắng lợi bộ phận: “Trung ương
Cục tình báo đồng ý cho Ê-li Cô-hen tham gia buổi phát thanh ở đài phát
thanh Đa-mát, nhưng khuyên tên gián điệp nên giảm bớt sự tham gia đến
mức ít nhất, nói cách khác, phải tránh dùng để trở thành phụ trách buổi phát
thanh thường xuyên”.
Là một tên lính có kỷ luật, Ê-li Cô-hen miễn cưỡng nhận lời cam kết.
Cũng như chuyến thứ nhất, trong suốt thời gian ở Ten A-víp lần thứ hai
này, dựa vào các bản báo cáo bằng mật mã trước đây y đã gửi về Đa-mát,
Ê-li viết một bản báo cáo chi tiết về công việc của y. Tài nhớ lại từng chi
tiết nhỏ những sự việc xảy ra bao giờ cũng được cấp trên của y khâm phục.
Trong nhiều lần trao đổi kéo dài với Ê-li, trung ương Cục tình báo ở
Ten A-víp thừa nhận, trong trường hợp của y, Cục tình báo đứng trước một
tình thế lưỡng nan. Một mặt, trong thời kỳ ấy, y là một điệp viên xuất sắc
của I-xra-en ở Xy-ri, đã cung cấp biết bao nhiêu nguồn tin chính trị, khinh
tế và quân sự cừ nhất. Với ý đồ to lớn, Ten A-víp càng ngày càng đặt cho
tên điệp viên của họ ở Đa-mát nhiều câu hỏi và giao cho y những nhiệm vụ
luôn luôn nguy hiểm. Nhưng mặt khác, sự quan trọng của việc gượng nhẹ