XVI. Về I-xra-en lần thứ hai
Vào mùa hè năm 1963, trung ương Cục tình báo I-xra-en và đặc biệt là
Đéc-vi-sơ, cấp trên trực tiếp của Ê-li Cô-hen, còn phải trả lời câu hỏi của
tên điệp viên ở Đa-mát: nhận hay từ chối việc Gioóc-giơ Xép mời phụ trách
chương trình phát thanh thường xuyên ở đài phát thanh Đa-mát, dành cho
dân di cư Xy-ri ở Nam Mỹ?
Ten A-víp còn cân nhắc việc nên hay không nên. Tên gián điệp mà
nhận làm việc này và do đó trở thành công chức chính thức của chính phủ
Xy-ri, thì địa vị công khai của y sẽ được củng cố một cách rõ rệt. Qua đó, y
lại mở rộng thêm quan hệ trong giới đảng viên “BAATH” ở thủ đô Xy-ri.
Nhưng việc mở quá rộng ảnh hưởng và cảm tình của mọi người đối với y
có nguy cơ đân dà y bị phát hiện là gián điệp hoạt động ở Xy-ri. Càng đáng
ngại hơn nữa, nếu chẳng may mà một thính giả ở Xy-ri hay ở nước ngoài
nhận ra tiếng nói của y hoặc nếu cơ quan an ninh quốc gia mở một cuộc
thẩm tra kỹ lưỡng về quá khứ của y, cái này dễ dẫn đến kết quả là làm tan
vỡ vai trò được bố trí sau bao nhiêu công phu vất vả. Y có thể sẽ bị lộ, bởi
vì tiếng tăm của Ta-áp từ những buổi phát thanh sẽ lan ra, như thế sẽ tăng
thêm những khả năng làm cho y thất bại, mà đã thất bại thì sẽ thất bại hoàn
toàn và vĩnh viễn.
Lý do sau cùng nữa khiến Đéc-vi-sơ phải chống lại đề nghị của Gioóc-
giơ Xép: những buổi phát thanh dành cho Nam Mỹ tất nhiên buộc tên gián
điệp trở thành một nhân viên tuyên truyền chính thức của đảng “BAATH” .
Nhưng nếu lại xả ra một vụ đảo chính của đối phương mà đảng “BAATH”
buộc phải dời bỏ chính quyền thì y sẽ ra sao ? Như vậy Đéc-vi-sơ thấy từ
chối đề nghị của Gioóc-giơ Xép là phải.