mỗi một người biết thôi. Đó là Na-đi-a ! Nhưng chính Na-đi-a cũng không
biết rõ là y đang ở đâu.
Sự việc được biết và được chứng minh như sau:
Những buổi phát tin hai ngày một lần của Ê-li dù tinh vi đến đâu, cũng
để lại “dấu vết” trong không gian quanh nhà y. Căn nhà ở của Ê-li lại xế với
Bộ tham mưu Xy-ri, hơn nữa, trong khu vực y ở có một số đại sứ quán và
lãnh sự quán nước ngoài (trong đó có đại sứ quán Ấn Độ) tất cả đều sử
dụng đài phát và thu. Như vậy, có nhiều hôm, do điều kiện thời tiết đặc
biệt, những buổi phát của Ê-li có làm nhiễu loạn những buổi phát và nhắn
tin của điện đài đại sứ quán Ấn Độ. Khi được biết tin đó, người Xy-ri bèn
kiểm tra khắp khu phố này, họ cũng chẳng đứng lâu ở nhà của Ca-man A-
min Ta-áp và cũng chẳng thấy cái gì là bất thường ở khu phố này cả.
Nhưng những sự nhiễu loạn này vẫn không vì thế mà bớt đi. Trước sự việc
lạ lùng này, theo ý kiến của các chuyên gia ở Bộ tham mưu, rõ ràng là có
“một kẻ nào đó” sử dụng một đài phát bí mật. Cục phản gián liền nhờ đến
các chuyên gia Liên Xô đã ở thủ đô từ hai năm nay. Các chuyên gia Liên
Xô khuyên quân đội Xy-ri mua cho Cục tình báo một chiếc xe vô tuyến
tầm phương do Liên Xô chế tạo, thuộc loại rất nhạy: một bộ óc điện tử đặt
ở trong xe và có nhiều dây trời mạnh, chỉ trong vài phút là có thể tìm ra
luồng điện phát đi và vị trí của nó, trong một bán kính vài trăm thước. Ngay
đầu tháng giêng, chiếc xe này bắt đầu hoạt động ở các đường phố Đa-mát.
Để có thể thu được hiệu quả tối đa nhờ chiếc xe phát hiện dấu vét này,
cần phải cho chiếc xe chạy khắp phố xá Đa-mát trong lúc “tắt điện” toàn
thành phố. Đúng ở thời điểm này, về phía Ê-li Cô-hen đã để xảy ra một sai
lầm vì quá tin mình nên không để ý đến sự cố điện tắt – là sự cố sau này
chúng ta mới biết đã báo trước điềm y bị bắt.
Trước hôm bị bắt hai ngày, Ê-li Cô-hen có báo cho Ten A-víp biết là tối
hôm trước y gặp khó khăn, không phải lúc đánh bức điện đi (vì điện đài
phát của y chạy pin) mà là lúc nhận điện của Ten A-víp (bằng đài thu chạy