Eli đã từ chối thẳng thừng không chịu kể cho bố mẹ và anh em nghe
những chi tiết câu chuyện mà người ta gọi là “cuộc phiêu lưu Ai-Cập” của
y. Những vụ bị bắt giữ liên tiếp, “vụ nổi danh”, những giai đoạn quan trọng
của việc di dân bất hợp pháp. Vài năm về sau, một người em của Eli cũng
phải nhận rầng: “Eli đã giữ những bí mật của anh ấy như một chiếc két sắt
kiên cố, không có cái gì có thể mở được”.
Eli Cohen sống cô độc và tha hương ở Ixraen như mọi dân di cư khác.
Tuy đã vượt qua những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, ngay những
tháng đầu, y đã quyết tâm tìm ở khắp nơi những bạn cũ ở A-lec-xăng-đơ-ri
và nối lại quan hệ với họ. Trong một gian buồng mà bố mẹ dành cho, Eli đã
đặt một “buồng tối” nhỏ để tự rửa lấy phim ảnh mà y chụp một cách say mê
từ mười năm trước ở Ai-Cập. Y thêm vào những phim ảnh chụp cuộc duyệt
binh ở Ten A-víp nhân ngày độc lập của Ixraen năm 1957. Trong cuộc
duyệt binh này, lần đầu tiên quân đội đem ra trưng bày chiến lợi phẩm
chiếm được trong chiến dịch Xi-nai.
Những khó khăn để làm quen với cuộc sống mới ở Ixraen của Eli kéo
dài nhiều tháng. Y dành nhiều thời gian để trau dồi thêm tiếng Do Thái,
Anh và Pháp, học thêm cách sử dụng bốn thứ tiếng mà y đã học trong một
lớp học buổi tối ở A-lec-xăng-đơ-ri; tiếng Tây-ban-nha, Đức, Hy-lạp và Ý.
Cũng như trước kia, y thích đọc các sách vở về điện tử, cạnh đấy y dành
thời gian để đọc truyện Pháp.
Trong cả thời gian ấy, phải nhận rằng y gặp nhiều khó khăn để quên cái
quá khứ Ai-Cập và những bạn bè mà y đã thấy chết trên giá treo cổ. Ở Bat
Y-am, đường phố mà bố mẹ y ở tên là “phố của những liệt sĩ ở Cai-rô”.
Mãi cuối năm 1957, Eli Cohen mới kiếm được việc làm đầu tiên ở
Ixraen. Quả không phải tình cờ mà Eli được tuyển dụng vào Bộ Quốc
phòng, tuy một số người có trách nhiệm đã biết rõ hoạt động bí mật của y ở
Ai-Cập. Nhờ sự hiểu biết của y về ngôn ngữ học, Eli được trao cho việc
dịch sách nhưng chỉ là công việc quá ngắn ngủi. Người ta thải hồi Eli vì sự