dọc biên giới của ta, địa điểm chính xác những công sự và sự di chuyển của
các đơn vị tiếp viện. Đây sẽ là nhiệm vụ thiết yếu của anh khi anh ở phía
bên kia biên giới.
Suốt cả đêm hôm ấy, cùng đi với huấn luyện viên tới một tiền đồn ở I-
xra-en, đột nhiên Ê-li đã nảy ra ý định vượt biên giới rồi vào nằm tại Đa-
mát. Y không hiểu rằng y còn phải qua qua lại lại nửa trái đất trước khi
mạo hiểm trên các đường phố, các Bộ và các Tổng hành dinh ở Đa-mát.
Ít lâu sau cuộc hành quân ở Ta-oa-phích, một sự kiện khác xảy ra khiến
cho Ê-li phải nghiên cứu kỹ những thủ đoạn tình báo của Cộng hòa A-rập
Thống nhất.
Ngày 8 tháng 2, sau vụ Ta-oa-phích một tuần, bộ trưởng bộ Quốc
phòng Xi-mê-ôn Pê-rét cho biết I-xra-en đã kêu gọi nhiều nước để xin vũ
khí hạng nặng và xe tăng để tự vệ, nhưng đều bị từ chối. Chẳng có một
nước nào chịu để lọt tai những lời tuyên cáo của I-xra-en rằng Ai Cập có
trong tay một số xe tăng lớn hơn số lượng xe tăng của các đạo quân Đức và
Anh đánh nhau trong cuộc chiến tranh ở sa mạc Bắc Phi hồi đại chiến thứ
hai. Trừ có Pháp cung cấp máy bay cho họ, còn các nước khác đều từ chối
không chịu cấp cho I-xra-en những vũ khí cần thiết.
Bộ tham mưu hợp nhất của các lực lượng vũ trang Cộng hòa A-rập
Thống nhất vẫn tiếp tục làm chủ tình hình và chỉ huy các cuộc hành quân
của bộ đội Xy-ri ở biên giới phía bắc I-xra-en. Ngày 13 tháng 2, bỗng nhiên
có tin Nát-xe bất ngờ tới Đa-mát. Vì biện pháp an ninh nên người ta không
báo trước khi ông rời Cai-rô và chỉ sau khi máy bay hạ cánh, người ta mới
báo tin ông tới Đa-mát. Ông Nát-xe chắc chưa quên vụ phá hoại bí mật xảy
ra cũng trên đường bay này vào sáng sớm 29 tháng 10 năm 1956, một máy
bay trên có quá nửa bộ tham mưu Ai Cập từ Đa-mát đi Cai-rô đã rơi xuống
Địa Trung Hải gần bờ biển I-xra-en.