min Ta-áp. Hai là phải hiểu biết một cách cơ bản về những nước mà y sẽ
đến sinh sống, trước hết là Ác-hen-ti-na.
Đại khái đây là nhân mật mà Ê-li sẽ phải đóng theo đúng kế hoạch do
Đéc-vi-sơ đã vẽ ra một cách tương đối tỉ mỉ:
Cha của Ca-man là A-min Ta-áp, mẹ là Xi-i-a, tên hồi con gái là I-bơ-
ra-him. Hai người đã rời Xy-ri sang Li-băng kiếm cuộc sống sung sướng
hơn. Con trai của ông bà này là Ca-man A-min Ta-áp đẻ tại Bi-ê-rút, thủ đô
Li-băng, năm 1930 (so với ngày sinh thật của Ê-li Cô-hen thì kém sáu năm)
Ca-man Ta-áp chỉ biết Đa-mát và Xy-ri qua lời bố mẹ kể cho nghe và
những điều đã học ở nhà trường. Nhưng bố Ta-áp đã dạy y tình yêu tổ quốc
Xy-ri. Trong nhiều năm, bố y đã là công dân nước Xy-ri và dặn con kiếm
ăn ở nước ngoài khi nào giàu có thì trở về Xy-ri phục vụ Tổ quốc và chiến
đấu bên cạnh các nhà quốc gia Xy-ri đang đấu tranh cho chính nghĩa.
Gia đình Ta-áp đã sinh sống tại A-lec-xăng-đơ-ri và đến năm 1947,
người bố mở một cửa hiệu buôn tơ lụa nhỏ. Nhưng trước đó một năm,
người em của ông ta đã di cư sang Ác-hen-ti-na và luôn luôn viết thư
khuyên ông nên đi đến Bu-ê-nốt Ai-rét để cùng làm giàu. Năm 1947, bố
Ta-áp đem cả gia đình sang Ác-hen-ti-na với người em, rồi cùng một người
bạn nữa mở một hiệu buôn tơ lụa ở Bu-ê-nốt Ai-rét, phố Lơ-ga-đi. Nhưng
chỉ vài năm cửa hiệu này vỡ nợ.
Năm 1956, mẹ Ca-man Ta-áp chết và nửa năm sau đến người bố. Ca-
man Ta-áp sống với chú một thời gian nữa và đi làm cho một đại lý du lịch
tên là “Ma-ra-đi”. Sau cùng Ca-man A-min Ta-áp trở thành ông chủ một
công ty xuất nhập khẩu quan trọng.
Nhưng khi đến Bu-ê-nốt Ai-rét, Ê-li Cô-hen (tức Ta-áp) sẽ phải thêm
thắt chi tiết để câu chuyện kinh doanh phát tài như thế nào cho có thể tin
được.