ngoài bức màn bí mật nào đó”. Cũng như mọi phụ nữ I-xra-en khác trong
hoàn cảnh tương tự, cô hình dung đó là một công tác bí mật với cơ quan an
ninh I-xra-en và cũng không hỏi gì thừa cả.
Rõ ràng không phải là do sự tình cờ mà cấp trên của Ê-li lại đặt y vào
Bu-ê-nốt Ai-rét. Việc lựa chọn này cốt tạo thuận lợi cho nhiệm vụ lây dài
của Ca-man Ta-áp ở Xy-ri.
Thật vậy, Bu-ê-nốt Ai-rét là một trung tâm di cư A-rập quan trọng và có
đến hàng vạn gia đình gốc Xy-ri. Cục tình báo I-xra-en mơ ước trong
những người dân Xy-ri này có những người sẽ tạo điều kiện cho Ê-li những
quan hệ chính trị mà y cần đến khi đã thu xếp xong nơi ăn chốn ở tại Đa-
mát.
Như khắp mọi nơi trên thế giới, dân di cư người A-rập ở Bu-ê-nốt Ai-
rét cũng bắt chước dân di cư của các nước khác tổ chức nhau lại thành
những câu lạc bộ và hội quán kín. Ở Bu-ê-nốt Ai-rét, dân di cư gốc Xy-ri
cũng thành lập những “hội đồng hương”, một tổ chức đại loại gần giống
như các “hội ái hữu” Do Thái ở Mỹ hay ở châu Âu. Tổng số kiều dân gốc
gác tứ xứ sống ở Bu-ê-nốt Ai-rét len tới gần nửa triệu, bên cạnh số dân A-
rập ít ỏi, người ta còn thấy một đoàn dân di cư quan trọng người Do Thái,
phần đông gốc Âu, nhưng trong số này cũng có một số dân Do Thái góc Á
châu. Nhiều gia đình Do Thái bị xua đuổi khỏi các nước A-rập như là Xy-ri
hoặc Ai Cập, hoặc phải bỏ những xứ này vì sợ những thủ đoạn phân biệt
chống Do Thái, đều muốn sinh cơ lập nghiệp ở Nam Mỹ hơn là di cư về I-
xra-en. Cho nên có những người A-rập và người Do Thái cùng ở một nước
đến, cùng buôn bán như nhau hoặc làm những nghề tự do, đều giữ những
quan hệ bạn bè như những người “đồng hương”. Sự hận thù chống Do Thái
của những người A-rập Xy-đi hay Ai Cập cũng thường dịu bớt đi khi họ
đều là dân di cư ở xa tổ quốc hàng vạn cây số.
Ngay Ác-hen-ti-na, một nước thu hút một lượng dân di cư khá lớn và
đủ các gốc gác, vẫn không hoàn toàn đồng hóa nổi những người di dân A-