rập và Do Thái và cả hai số dân nhỏ bé này đều giữ được bản chất dan tộc
của họ, nhất là ở Bu-ê-nốt Ai-rét họ nói không thạo tiếng Tây Ban Nha và
từ chối những phong tục Nam Mỹ. Pháp luật Ác-hen-ti-na đã toan đấu
tranh với những tình trạng này để dễ dàng lôi cuốn và đồng hóa những
người di cư mới nên hộ chiếu của chính phủ Ác-hen-ti-na cấp cũng chẳng
ghi rõ quốc gia gốc và cả tôn giáo của người mang hộ chiếu nữa. Việc này
thật là quý giá vô cùng cho mọi hạng người muốn bí mật rời bỏ xứ sở của
mình và dưới một căn cước mới, biến vào cái nước Nam Mỹ này …
Qua đó người ta hiểu tại sao sự lựa chọn của Cục tình báo I-xra-en lại
nắm vào Bu-ê-nốt Ai-rét. Tại thủ đô này Ê-li Cô-hen gặp nhiều may mắn.
Một ngày nào đó y xuất hiện với một căn cước giả mạo sẽ không gây nên
sự lo ngại nào trong các bạn “đồng hương” người Xy-ri của y.
Nhưng cục tình báo Ten A-víp cũng biết rằng bên cạnh những thuận lợi
đồng hóa mà nhân viên của họ có được ở Bu-ê-nốt Ai-rét, thì ở đấy họ còn
phải đối phó với bao nhiêu phức tạp và nguy hiểm của các cơ quan phản
gián A-rập, nhất là với các phái viên bí mật của cơ quan phản gián Xy-ri. Ở
tất cả các nước châu Mỹ la-tinh, các đại sứ quán A-rập đều giấu rất nhiều
nhân viên. Hơn nữa, những đại sứ quán này còn duy trì những cơ quan đặc
biệt tuyên truyền chống I-xra-en, cốt để đối phó với sự tuyên truyền thân I-
xra-en đang tiến hành một cách rất hiệu nghiệm trong đám dân chúng Do
Thái có uy tín ở gần khắp các thủ đô ở Nam Mỹ.
Một sự kiện xảy ra năm 1964 đã làm hoạt động của cơ quan phản gián
A-rập ở Ác-hen-ti-na nổi tiếng và cho thấy, cuộc chiến tranh bí mật mà các
cơ quan đặc biệt I-xra-en và A-rập đang tiến hành, đôi khi tác động ngay
đến cả những nơi ở cách rất xa vùng Trung Đông.
Ngày 17 tháng Giêng năm 1964, hồi 10 giờ 37 phút, một máy bay mang
màu cờ của không quân Ai Cập hạ cánh xuống một sân bay quân sự ở phía
nam I-xra-en. Từ chiếc máy bay này xuất hiện một phi công mang quân
hàm đại úy.