“khách trọ Ai Cập”, Hin-mi đã bị các nhân viên tình báo Ai Cập tóm cổ và
nhốt trong nhà của đại sứ quán Cộng hòa A-rập Thống nhất ở Bu-ê-nốt Ai-
rét.
Vụ giải tên đào ngũ về Ai Cập kéo dài trong mười ngày. Hin-mi được
đưa về A-léc-xăng-đơ-ri trên một tàu biển Ai Cập đậu ở một bến tàu Ác-
hen-ti-na. Hai tháng sau, thế giới được tin Hin-mi đã bị đem ra xét xử bí
mật trước tòa án quân sự, bị kết tội đào ngũ và phản quốc. Hặn bị kết án tử
hình và bị giết ở Cai-rô.
Người I-xra-en đã biết rõ sự có mặt và hoạt động của các cơ quan phản
gián Ai Cập ở Ác-hen-ti-na. Rõ ràng vì thế nên người ta lo lắng hết mức về
việc lên đường của Ê-li Cô-hen và chú ý tỉ mỉ tới việc thi hành kế hoạch
hành trình của y, trong đó có dừng chân ở châu Âu.
Khi mọi việc đâu vào đấy, đến ngày khởi hành, E-li từ biệt vợ, con gái
là Xô-phi và gia đình, hẹn chẳng bao lâu nữa sẽ trở lại sau khi làm xong
công việc ở nước ngoài cho một “hãng buôn”. Hắn hứa sẽ luôn luôn thư từ
và đã giữ lời hứa (Na-đi-a thực tế có nhận được thư từ tin tức của chồng,
không phải từ Ác-hen-ti-na mà mỗi lần thư đều gửi từ châu Âu đến).
E-li Cô-hen sang sân bay Ly-da trong một chiếc xe nhỏ không có biển
số của Cục tình báo do một thanh niên tên là Ghi-đê-ông lái. Một va-li tàng
tàng, một hộ chiếu làm đúng tên thật và một phong bì trong có 500 đô-la do
Ghi-đê-ông trao, Ê-li qua hải quan không phải kiểm soát và lên máy bay
của công ty “En-An”. Theo chỉ thị của Đéc-vi-sơ, E-li sau khi tới Duy-rích
(Thụy Sĩ) sẽ đáp chuyến xe buýt đưa hắn từ sân bay đến chỗ đỗ cuối cùng
của thành phố.Ở đó, một điệp viên mà hắn không biết mặt, biết tên sẽ lo
liệu cho hắn.
Ở Thụy Sĩ mọi việc đều diễn ra một cách tuyệt đối như vậy. Vừa ở trên
máy bau xuống, E-li đáp chuyến xe khách tới nơi đỗ cuối cùng của thành
phố trông sang Ba-nốp-xtrát. Ở đó, một người tuổi trung niên, ăn mặc lịch