lai đến những bộ trưởng nào mất vai, mất vế hoặc sẽ nhận một bộ khác
trong chính phủ. Đó là những chuyện ba hoa tầm phơ tầm phất, những giai
thoại chính trị đáng ngờ, hoặc sai lệch, hoặc tin tức lan từ bàn này sang bàn
kia. Thế nhưng tên gián điệp I-xra-en lại vểnh tai lên lắng nghe những câu
chuyện ba hoa trong những tiệm cà-phê ở Đa-mát. Những câu chuyện này
bao giờ cũng chứa đựng một phần tối thiểu của sự thật, và chính cái phần
này luôn làm cho y chú ý. Ta-áp không bao giờ xen vào câu chuyện của
viên tộc trưởng nói với bạn bè của ông ta. Y nghe thôi, nhớ lại người “huấn
luyện viên” đã dặn y ở Ten A-víp: “Anh đừng có hấp tấp làm gì, hãy nhìn
quanh anh đã , từ từ từng bước nhưng ăn chắc. Anh có đủ thì giờ cơ mà”. Y
có tất cả các lý do để vui chơi thỏa thích trong những ngày đầu ở Đa-mát.
Sau khi tới Đa-mát được bốn mươi tám tiếng đồng hồ, Ta-áp đã đi lang
thang trên các đường phố chẳng phải lo lắng về bất cứ sự nghi vấn nào cả.
Cơ quan an ninh quốc gia Xy-ri cũng không thể ngờ rằng có một tên gián
điệp I-xra-en bậc thầy mới đến nằm trong đất của họ.
Viên tộc trưởng Mác An A còn đưa Ta-áp đến chơi ở một nơi mà dân
Đa-mát ưa thích: Bờ sông Ơ-phơ-rát ở ngoại ô. Hàng trăm gia đình, đàn
ông, đàn bà, trẻ em, có thói quên đến nghỉ ngơi, chơi bời ở bờ sông gắn liền
với hàng nghìn năm lịch sử của vùng Trung Đông. Ta-áp và viên tộc trưởng
cùng ngồi xuống bãi cỏ, cách không xa một toán chừng mười hai người
lính xy-ri cũng nằm nghỉ ở dưới đất.
“Anh thấy ở đây binh lính nhiều hơn ở Đa-mát phải không?”. Viên tộc
trưởng hỏi Ta-áp không có ẩn ý gì.. Rồi khô chờ y trả lời, y nói khẽ để
không ai nghe thấy: “Anh phải biết rằng số nhân viên mật vụ ở khắp nơi
trong nước là còn nhiều hơn cả binh lính đấy. Chớ có thổ lộ gì với ai trước
khi anh biết người ấy là ai, họ ở khắp nơi”.
Tuy không có ý định tâm sự gì với ai, sau này Ta-áp cũng thấy rằng mỗi
một đảng ở Xy-ri – dù là Đảng “BAATH” hay đảng đối lập khác, những
người ủng hộ Nát-xe hoặc những người thù ghét ông ta đều có trong tay rất