223
Chủ nhà của ông ta, là một thầy của một tông phái
Thiền mới, đơn giản trích dẫn, “Để tránh làm điều xấu,
làm nhiều điều tốt nhất có thể, đây là giáo huấn của mọi
chư phật.”
Nghe thấy điều này, lão quân tử Nho giáo nổi giận,
“Ta đã tới đây mặc cho nguy hiểm và gian truân của cuộc
hành trình dài và nhọc nhằn và mặc cho tuổi cao, và ông
chỉ trích dẫn chút ít lời lặp lại mà cả đứa trẻ ba tuổi cũng
còn thuộc lòng! Ông giễu ta sao?”
Nhưng Thiền sư đáp, “Dạ không dám giễu đâu ạ,
đại nhân. Xin minh xét rằng mặc dầu đúng là mọi đứa trẻ
ba tuổi đều biết lời này, vậy mà ngay cả ông lão tám
mươi vẫn không sống được theo nó đấy ạ!”
Tôn giáo không phải là vấn đề biết mà là sống theo
nó. Tôn giáo là cuộc sống, và chừng nào bạn chưa sống
nó, bạn sẽ không biết gì về nó là gì. Và để sống tôn giáo
người ta phải vứt bỏ mọi việc triết lí và người ta phải bắt
đầu thực nghiệm. Người ta phải trở thành phòng thí
nghiệm. Phòng thí nghiệm của nhà khoa học là ở bên
ngoài; phòng thí nghiệm của người tôn giáo là bản thể
riêng của người đó - thân thể riêng của người đó, linh hồn
riêng của người đó, tâm trí riêng của người đó. Nhà khoa
học phải tập trung vào đối thể mà người đó đang thực
nghiệm: công trình của người đó phải được thực hiện với
mắt mở. Công trình của tôn giáo phải được thực hiện với
mắt nhắm: người đó phải tập trung vào bản thân mình.
Và độ phức tạp là lớn bởi vì trong thế giới của tôn
giáo người thực nghiệm và cái được thực hiện là một - do
đó mới có sự phức tạp, do đó mới có tính kì lạ, do đó mới
có việc không hiểu thấu, do đó mới có tính phi logic.
Người biết và cái được biết là một trong thế giới của tôn