577
Chuyện ngụ ngôn bao giờ cũng hiện tại; nếu bạn đã hiểu
nó, nó sẵn sàng cho việc chuyển giao mọi kho báu của nó
cho bạn. Và nó không phụ thuộc vào điều kiện bất kì của
lịch sử. Chuyện ngụ ngôn và lịch sử có thể trùng nhau:
một chuyện đúng về mặt lịch sử có thể cũng trình bày cho
chúng ta với chân lí của chuyện ngụ ngôn.
Chuyện về Jesus hay Phật có thể là chính xác về lịch
sử, nhưng ngay cả nó là vậy, nó là vậy bởi chân lí của ngụ
ngôn chứ không bởi chân lí của lịch sử mà chúng ta được
dàn hoà. Không thành vấn đề liệu Jesus tồn tại hay
không, liệu Phật đã từng được sinh ra trên trái đất hay
không, điều đó không thành vấn đề. Chỉ chuyện ngụ
ngôn, tính khả năng, rằng vị phật là có thể là đủ khuấy
động trái tim chúng ta trong niềm khao khát mới, là đủ
làm cho chúng cảm thấy khao khát về điều thiêng liêng.
Nó là đủ - chính khả năng của chuyện ngụ ngôn là đủ -
làm cho chúng ta nhìn lên cõi trời, để phái chúng ta vào
cuộc thám hiểm; không để được mãn nguyện với những
giới hạn mà chúng ta đã tạo ra xung quanh bản thân mình.
Nó khêu gợi chúng ta vào cuộc phiêu lưu.
Một người sắp chết đuối, một sợi dây thừng xoay tít
thả xuống. Anh ta chộp lấy nó và anh ta được cứu. Ai tết
ra dây thừng này? Chuyện ngụ ngôn này.... Ai đó nói
Phật, ai đó nói Jesus, ai đó nói Mohammed, nhưng với
người sắp chết đuối câu hỏi quan trọng là: “Nó có mang
được trọng lượng của tôi hay không?” Ai tết ra dây thừng
là câu hỏi về lịch sử: bạn có thể có nó toàn sai nhưng dầu
vậy vẫn được cứu. Đó là cái hay của chuyện ngụ ngôn:
Phật có thể đã không tồn tại, nhưng nếu bạn hiểu chuyện
ngụ ngôn này bạn sẽ được cứu.
Chuyện ngụ ngôn là gì? Chẳng hạn: