91
cái gì là giả đều không là bạn. Thượng đế đã không làm
ra bạn là thứ giả; Thượng đế đã cho bạn cuộc sống vĩnh
hằng. Nhưng cuộc sống vĩnh hằng đó bạn chỉ có thể tìm
ra khi bạn cởi giầy ra, cởi bỏ nhân cách của bạn.
Vứt bỏ mọi cá tính, mọi mặt nạ đi. Để cho mọi mặt
nạ biến mất. Điều đó sẽ là đau đớn vì bạn đã trở nên bị
đồng nhất với những mặt nạ đó; bạn nghĩ chúng là mặt
bạn. Nó sẽ gần như là quá trình đau đớn của chết. Và
không chỉ một lần - bạn sẽ phải chết đi nhiều lần - bởi vì
mỗi lần một mặt rơi xuống bạn sẽ thấy cái chết đã xuất
hiện. Nhưng lần nữa cuộc sống mới sẽ được thoát ra
trong bạn, tươi tắn hơn, sâu hơn, rung động nhiều hơn.
Khi mọi khuôn mặt biến mất và điều tinh tuý được bỏ lại
một mình, bạn đã siêu việt lên trên mọi nhị nguyên, mọi
nhị nguyên của thời gian và không gian.
Khi bạn đi vào thiền sâu, khi bạn đi vào hiện hữu
tinh tuý của bạn, không có không gian và không có thời
gian - bạn không thể nói bạn đang ở đâu. Mọi nơi chốn
biến mất, bạn không thể chỉ ra được chỗ. Hoặc bạn ở
không đâu cả hoặc bạn ở mọi nơi. Đây là hai khả năng
duy nhất. Cả hai đều ngụ cùng một điều.
Vài người đã chọn nói người ta ở mọi nơi. Vedanta
đã chọn nói rằng trong thiền sâu người ta ở mọi nơi:
Aham Brahmasmi, ‘Ta là Thượng đế.’ ‘Thượng đế’ nghĩa
là người ở mọi nơi, người tràn ngập toàn thể sự tồn tại -
bạn trở thành bản thân không gian. Và “Tôi bao giờ cũng
hiện hữu, tôi là vĩnh hằng” - điều đó nghĩa là bạn tràn
ngập thời gian. Đây là một cách diễn đạt cho nó, cách
khẳng định. Phật giáo đã chọn cách kia, cách phủ định.
Phật nói: “Trong thiền sâu ông chẳng ở đâu cả.”