93
đẹp, vậy cứ để nó là đẹp đi. Nhưng tôi không có đó, vậy
thì dù nó là đẹp hay không cũng chẳng khác biệt gì cho
tôi. Sao tôi phải đánh mất bản thân mình? Tốt hơn cả là
cứ ở trong thế giới mà không đẹp thế, nơi ít nhất thì tôi
vẫn có.”
Mục đích của tính không đẩy mọi người ra. Đó là lí
do tại sao Phật giáo đã biến mất khỏi Ấn Độ và nó đã học
được bài học: ở Trung Quốc nó vứt bỏ ngôn ngữ phủ
định, ở Tây Tạng nó đã vứt bỏ ngôn ngữ phủ định. Phật
giáo Ấn Độ, Phật giáo nguyên gốc, đã tuyệt đối có tính
phủ định. Dưới ảnh hưởng của Phật hàng nghìn người đã
được biến đổi, nhưng bạn không thể tìm ra một người như
Phật mọi ngày.
Tác động của Phật đã tới mức mọi người thậm chí
sẵn sàng chết đi và trở thành cái không. Điều đó là do
Phật; bằng không thì không có say mê, không có duyên
trong việc là cái không. Nhưng từ lực của Phật là tới mức,
sức thu hút của ông ấy là tới mức hàng nghìn người đã
sẵn sàng trở thành cái không: “Nếu Phật đã nói điều đó,
nó phải đúng rồi.” Lời của ông ấy quan trọng thế, mắt của
ông ấy là nhân chứng cho điều đó: “Ông ấy đã biến mất,
cho nên để chúng ta cũng biến mất. Và nếu ông ấy nói
vậy thế thì chúng ta có thể tin cậy.”
Nhưng một khi Phật đã biến mất khỏi trái đất, các tu
sĩ Phật giáo không thể thuyết phục được mọi người; họ
phải biến mất khỏi Ấn Độ hoàn toàn. Thế thì họ học được
bài học: bên ngoài Ấn Độ, Phật giáo bắt đầu dùng ngôn
ngữ khẳng định, bắt đầu dùng mọi điều mà Phật đã phủ
nhận. Nó đã sống sót, nhưng nó đã không thực sự sống
như Phật giáo. Nó đã sống sót như Vedanta, nó đã sống
sót như ngôn ngữ khẳng định, và đóng góp lớn lao nhất
của Phật là cách diễn đạt phủ định.