BÍ MẬT CỦA NHỮNG BÍ MẬT - TẬP 2: BÀI NÓI VỀ BÍ MẬT CỦA HOA VÀNG - Trang 128

124

Phật. Đây chỉ là ngón tay chỉ trăng. Trăng ở đâu? Họ
đang mút ngón tay và đã hoàn toàn quên mất trăng.

Đó là lí do tại sao tôi nói với bạn: Đừng bắt đầu cắn

ngón tay tôi! Đừng trở thành quá quan tâm tới điều được
nói. Điều được nói chỉ là việc chỉ ngón tay tới cái không
thể được nói. Mọi lời cũng là như vậy, nhiều nhất, là mũi
tên thôi. Đó là lí do tại sao chúng có thể bị hiểu lầm, dễ
dàng bị hiểu lầm: các ngón tay bạn quen rồi, trăng bạn
chưa bao giờ thấy, và khi tôi chỉ trăng bằng ngón tay
nhiều khả năng bạn trở nên quan tâm tới ngón tay hơn là
nhìn xa khỏi ngón tay và thấy trăng. Để nhìn trăng bạn sẽ
phải nhìn xa khỏi ngón tay, bạn sẽ phải trở nên hoàn toàn
quên lãng về ngón tay.

“Nói chân lí,” Oscar Wilde nói, “bạn phải đeo mặt

nạ.”

Mọi lời đều là mặt nạ, mọi lí thuyết, giáo điều, triết

học đều là mặt nạ, mọi tôn giáo, mọi thượng đế học đều
là mặt nạ. Ông ấy đúng: nói chân lí, bạn phải đeo mặt nạ.
Bạn không thể nói thẳng nó được, không có cách nào.
Đem lời vào đơn giản nghĩa là: bây giờ bạn không thể
thẳng băng được, trung gian phải bước vào. Bây giờ cách
diễn đạt là qua trung gian, trung gian sẽ đem việc bóp
méo riêng của nó vào trong điều đó. Nếu bạn có kính mầu
đeo trước mắt, bạn sẽ thấy thế giới trong cùng một mầu.
Bây giờ lời sẽ trở thành giống như kính đeo trên mắt bạn:
chúng sẽ tô mầu thế giới của bạn. Đó là lí do tại sao mọi
người nhìn vào thế giới theo những cách khác nhau - bởi
vì họ đã bị ước định khác nhau.

Người Hindu nhìn thế giới khác với người Ki tô

giáo. Người Hindu có thể tôn thờ cây và người Ki tô giáo
sẽ nghĩ, “Vô nghĩa làm sao! Tôn thờ cây sao?” Người Ki
tô giáo sẽ nghĩ, “Người này phải đưa về ý thức thôi, phải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.