363
Chúng ta có ba từ cho Thượng đế. Từ thứ nhất là
‘Brahma’. Nghĩa là cái một, cái một không phân chia, khi
người sáng tạo và việc sáng tạo còn ngủ trong nhau. Bây
giờ Ki tô giáo không có từ nào cho nó. Thượng đế đã tạo
ra thế giới, Ki tô giáo nói vậy. Cho nên một ngày nào đó -
nó phải đã là thứ hai - Thượng đế đã tạo ra thế giới. Chỉ là
vì tuần làm việc bắt đầu vào thứ hai, và Ngài nghỉ vào
chủ nhật, chỉ là ngày nghỉ. Thượng đế học đã từng tìm về
ngày đích xác, và họ đã tìm ra một ngày: bốn nghìn lẻ
bốn năm trước Jesus, vào thứ hai nào đó, Thượng đế đã
tạo ra thế giới. Trước đó, thế giới đã ở đâu? Và trước đó,
Thượng đế là ai? - bởi vì Ngài đã không được tạo ra, cho
nên Ngài đã không là người sáng tạo. Thượng đế nghĩa là
'đấng sáng tạo’. Nhưng trước việc sáng tạo, làm sao Ngài
có thể là đấng sáng tạo được?
Cho nên việc sáng tạo là ngấm ngầm, tiềm năng,
không biểu lộ trong đấng sáng tạo. Đấng sáng tạo và việc
sáng tạo là cùng nhau, là một. Ki tô giáo không có từ nào
cho nó. Chúng ta có; chúng ta gọi nó là Brahma. Nó là
trạng thái khi vũ công còn chưa bắt đầu nhảy múa; điệu
vũ và vũ công là một. Khi vũ công đã bắt đầu điệu vũ,
bây giờ có phân chia. Ca sĩ chưa hát bài ca của mình, bài
ca đang ngủ say trong ca sĩ; khoảnh khắc ca sĩ hát việc
phân chia bắt đầu. Hoạ sĩ, khi người đó vẽ, là tách rời
khỏi việc vẽ.
Từ thứ hai ở Ấn Độ là Ishwar. Ishwar nghĩa là đấng
sáng tạo: việc thống nhất đã bị chia ra thành hai, nhị
nguyên đã xuất hiện. Bây giờ thế giới là tách rời và đấng
sáng tạo là tách rời. Bây giờ Brahma, cái một tuyệt đối,
đã trở thành hai.
Từ thứ ba là Bhagwan. Nó nghĩa là bất kì ai đã lại
thấy sự thống nhất lần nữa - của vũ công và điệu vũ, của
hoạ sĩ và việc vẽ, của nhà thơ và thơ ca, của đấng sáng