364
tạo và việc sáng tạo. Người đã thấy sự thống nhất lại này,
người đã hiểu thấu sự thống nhất lại này trong bản thể
mình, người đó được gọi là Bhagwan. Theo nghĩa đen từ
này nghĩa là ‘người được ân huệ’, nó không có nghĩa là
Thượng đế. Nhưng bởi vì sự nghèo nàn của các ngôn ngữ
phương Tây có vấn đề: bạn phải dịch ‘Brahma’ cũng là
‘Thượng đế’, bạn phải dịch ‘Ishwar’ cũng là ‘Thượng
đế’, bạn phải dịch ‘Bhagwan’ cũng là ‘Thượng đế’. Đây
đơn giản là ngôn ngữ nghèo nàn, không gì khác.
Bhagwan theo nghĩa đen nghĩa là ‘người được ân huệ’.
Ai là người được ân huệ? - người đã biết tới sự
thống nhất lại, người đã lại đạt tới cội nguồn nguyên thuỷ,
người được gọi là Bhagwan. Đó là lí do tại sao chúng ta
gọi Krishna là ‘Bhagwan’, và Phật là ‘Bhagwan’. Và bạn
sẽ ngạc nhiên mà biết: Phật chưa bao giờ tin vào bất kì
Thượng đế nào.
Chắc chắn Bhagwan không thể có nghĩa là Thượng
đế. Phật chưa bao giờ tin vào bất kì Thượng đế nào, ông
ấy chưa bao giờ tin vào bất kì việc sáng tạo hay bất kì
đấng sáng tạo nào. Dầu vậy, Phật tử gọi ông ấy là
‘Bhagwan’, ‘người được ân huệ’, bởi vì ông ấy đã hiểu.
Dù chân lí là bất kì cái gì - bạn gọi nó là Thượng đế, đấng
sáng tạo, chân lí, niết bàn, chứng ngộ - điều đó không
phải là vấn đề. Người đó đã hiểu, và trong việc hiểu đó
phúc lành mưa rào lên người đó. Người đó trở thành
Bhagwan, người được ân huệ.
Bây giờ điều này sẽ là vấn đề thường xuyên: tôi
tuyên bố bản thân tôi là người được ân huệ, tôi đã thấy,
những đoá hoa đó đã mưa rào lên tôi. Bằng việc tuyên bố
bản thân tôi là Bhagwan tôi không nói rằng tôi đã tạo ra
thế giới - tôi không nhận trách nhiệm đó! Bằng việc tuyên
bố bản thân tôi là Bhagwan tôi đơn giản nói rằng tôi đã
được ân huệ bởi sự tồn tại, ân huệ đã giáng xuống tôi - tôi