498
hoạ sẽ mất cái đẹp cũ của nó và sự sùng bái cũ của nó,
bởi vì chụp ảnh sẽ được phát triển ngày một nhiều hơn
mọi ngày và chẳng mấy chốc nó sẽ hoàn thành các yêu
cầu của nó. Nỗi sợ đó là tuyệt đối không có cơ sở. Thực
ra sau khi phát minh ra máy chụp ảnh, nghệ thuật chụp
ảnh đã phát triển vô vùng, nhưng đồng thời hội hoạ đã
học được các chiều hướng mới, cách nhìn mới, cảm nhận
mới. Hội hoạ đã trở nên giầu có hơn, nó đã phải trở thành
vậy. Trước khi phát minh ra máy chụp ảnh, hoạ sĩ đã vận
hành như máy chụp ảnh.
...Thầy nói, “Anh đi vào rừng đi.” Và đệ tử này đi,
và trong ba năm anh ta vẫn còn trong rừng, ở cùng với
trúc trong đủ mọi loại khí hậu. Bởi vì khi trời mưa trúc có
niềm vui khác, và khi trời gió trúc có tâm trạng khác, và
khi trời nắng, tất nhiên mọi thứ thay đổi trong việc hiện
hữu của trúc. Và khi con chim cúc cu tới trong rặng trúc
và bắt đầu hót, cây trúc này im lặng và đáp ứng.
Anh ta phải ở đó trong ba năm, và thế rồi chuyện
xảy ra. Một hôm chuyện xảy ra, ngồi bên cạnh trúc, anh
ta quên mất mình là ai: và gió bắt đầu thổi và anh ta bắt
đầu lay động - hệt như cây trúc! Chỉ mãi về sau anh ta
mới nhớ rằng đã lâu rồi anh ta không là người. Anh ta đã
đi vào trong linh hồn của trúc - thế rồi anh ta vẽ trúc.
Những cây trúc đó chắc chắn có phẩm chất khác
toàn bộ mà không ảnh chụp nào đã bao giờ có thể có
được. Ảnh chụp có thể đẹp, nhưng chết. Tranh vẽ kia là
sống động bởi vì nó chỉ ra linh hồn của trúc - trong tất cả
tâm trạng của nó, trong mọi sự giầu có của nó, trong mọi
khí hậu của nó. Buồn có đó và vui có đó, và đau đớn có
đó và cực lạc có đó, và tất cả những điều mà trúc biết -
toàn thể tiểu sử của trúc đều có đó.