phải cung cấp lưu huỳnh cho Anh. Năm 1856, Bồ Đào Nha lại phát hiện ra
mỏ pi-rít lưu huỳnh khá lớn, hạm đội cướp biển của Anh lại hung hãn kéo
tới...
Ngày nay, những cái trò cướp biển trắng trợn này khó có thể thực hiện
được. Giờ chỉ còn có cách bỏ vốn đầu tư vào nước Nga, kiểu như một số
công ty tư bản Âu châu và Mỹ đã đầu tư kinh doanh vào các mỏ đồng của
Chi-lê và mỏ dầu ở I-rắc. Hen-ken hy vọng làm được điều đó.
Hen-ken thú vị nhất là - qua lời Pê-te ngoài Éc Lây-xtơ ra, ít người
biết thật tường tận về vùng quặng sắt vô cùng giàu có ở Cuốc-xcơ này. Do
đó Hen-ken tin rằng nếu hắn đầu tư, hắn sẽ thu về được những món lãi kếch
xù.
Hen-ken sung sướng mỉm cười đi đi lại lại trong phòng.
Cô thư ký riêng Vê-ra đã biết tính ông chủ: mỗi khi ông mỉm cười đi
bách bộ trong phòng là lúc ông đang có niềm vui trong lòng, chớ có quấy
rầy! Vê-ra nhẹ nhàng cầm quyển séc đã ký sẵn ra, xé lấy một tờ trao cho
một người tên là Pê-te vừa ở Nga về. Nghe người kia tự giới thiệu là tùy
viên kinh tế đại sứ quán Đức ở Pê-téc-bua nước Nga, Vê-ra chỉ mỉm cười
ậm ừ vì cô biết ông chủ Hen-ken của cô có hàng trăm loại “tùy viên kinh
tế”, “tùy viên văn hóa”, “tùy viên quân sự” hoặc thương mại ở khắp các
nước trên thế giới.
Mấy hôm sau tại cuộc chiêu đãi của viên sứ quán Nga ở Đức, trong số
các quan khách tới dự, người ta thấy có mặt cả Hen-ken.
Tin Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ đối với Hen-ken như sét
đánh ngang tai. Chưa bao giờ Hen-ken lại theo dõi tỉ mỉ một cuộc cách
mạng ở nước ngoài đến thế! Chiến hạm rạng Đông nổ súng ra sao? Cung
điện Mùa đông bị Hồng quân công nông chiếm lĩnh như thế nào?
Những tin tức chiến thắng dồn dập của nhân dân Nga làm cho Hen-
ken tức tối điên đầu lên tưởng chừng như chính hắn đang bị cướp đoạt tài
sản riêng vậy. Hễ mỗi lần nghe tin chính quyền Xô viết được thành lập ở
bất cứ tỉnh nào, là hắn như đứt từng khúc ruột.