nhất nó cũng phải phủ lên mặt sành một lớp màng mỏng, cứng chắc bóng
loáng và trong suốt để mỗi khi đựng nước, nước sẽ không thấm, chảy được
ra ngoài. Bi-ốt-ghe nhận thấy bất cứ loại vò hay chậu đất sét nào muốn
nung không bị nứt nẻ thì phải trộn thêm với cát vì chính những hạt cát nhỏ
bé này trộn đều trong đất sét khi nung sẽ tạo thành một cái khung rắn chắc
và nhờ có cái khung này mà khi nung nước trong đất sét có bốc hơi nhưng
vẫn không thể làm cho vò hay chậu bị co lại quá mạnh thành méo mó hay
nứt nẻ. Bi-ốt-ghe bèn lấy muối trộn với cát rồi khuấy đều hòa vào nước.
Ông lấy một cái chổi nhỏ mịn dúng vào thứ dung dịch này quét nhẹ lên mặt
vò trước khi nung.
Quả nhiên khi dỡ cái vò trong lò ra, Bi-ốt-ghe sờ vào vò thấy mịn và
bóng, đổ nước vào, nước không thấm ra ngoài.
Trước khi quét thứ “men” này lên, vò đất sét dù có chuyển thành vò
sành nhưng nó vẫn không rắn chắc và thấm nước vì nhìn bằng mắt thường
người ta cũng dễ thấy thành vò có nhiều lỗ xốp, hổng giữa các hạt sét. Giờ
đây nhờ có “men” mà khi cho vào lò nung nóng, muối sẽ chảy ra, để cùng
với cát và đất sét tạo nên một lớp men mịn mà, đặc sệt ngăn không cho
nước thấm qua được.
Thí nghiệm đầu tiên thành công đã làm Bi-ốt-ghe thấy phấn khởi. Rồi
đây, nếu như khéo tìm ra được những loại muối kim loại khác thích hợp
hơn chẳng hạn như chì, thiếc, phen-xpát, ti-tan... thì rất có thể Bi-ốt-ghe sẽ
có được những nước men đẹp hơn, tốt hơn.
Các loại bình, vò, bát, đĩa, liễn, lọ... nặn bằng loại đất sét lấy ở Muy-
xen nung xong kìn kìn chuyển tới lâu đài của bá tước Xiếc-gao-den. Vấn đề
bây giờ là phải tìm sao cho ra được một hỗn hợp các chất phen-xpát, các đi-
ô-xýt chì, thiếc, ti-tan... đem tráng vào các loại bình, vò, bát, đĩa... này rồi
đưa vào lò nung ở một nhiệt độ cao hơn mà thôi.
Bi-ốt-ghe lại mày mò nghiên cứu. Lúc nào người ta cũng thấy ông lúi
húi trong phòng thí nghiệm lúc thí nghiệm thứ bột xam xám này, lúc thì tán