có nắm được tường tận những bí mật ở đây cũng khó mà có thể thực hiện
được điều đó.
Còn Phô-lê, anh chú ý theo dõi từng việc nhỏ ở đây, không bỏ qua một
chi tiết nào cả. Những người thợ tốt bụng họ không hề tiếc anh một điều gì.
Trưa hôm đó, lão chủ quán rất ngạc nhiên thấy ông nghệ sĩ khách trọ
đi lẫn trong đám thợ thuyền từ trong xưởng thép về.
Về nhà trọ Phô-lê cố nhớ lại trong đầu óc mình để ghi chép lại trên
giấy đúng như mọi chi tiết đã được dịp quan sát kỹ mấy hôm nay.
Trước hết Phô-lê vẽ lại lò nấu thép. Có lẽ nó nguyên là một thân lò
chõ đúc gang, tường lát gạch chịu lửa dày, ngoài bọc vỏ tôn dày, thân lò
hình trụ, cao khoảng một mét và đường kính bằng độ nửa chiều cao. Ống
hút tựa như một cái thùng phuy nhỏ bằng tôn đục thủng hai đầu.
Phô-lê vẽ tiếp ghi lò, anh nhớ mặt ghi hình tròn nhưng lại do hai ghi
hình bán nguyệt chắp lại, thành ghi cách nhau hai mươi mi-li-mét. Ngoài ra
còn có bốn cái trụ đỡ ghi lò giống nhau đúc bằng gang.
Tất cả những gì dính líu tới cách chạy lò, Phô-lê đều ghi chép lại thật
cẩn thận: từ chất mẻ nấu đến đốt mẻ nấu. Nếu tính theo thứ tự chất mẻ nấu
từ mặt ghi trở lên thì Phô-lê thấy có chừng một sọt vỏ bào hay củi khô chẻ
nhỏ dùng làm mồi lửa rồi độ tám cục than hoa, một sọt than gầy rồi đến
tám sọt than gầy nữa chất đầy miệng thân lò, cỡ to chất dưới, cỡ nhỏ chất
lên trên.
Phô-lê đặc biệt chú ý tới lúc đốt mẻ nấu: giai đoạn đầu nhóm lò chỉ lâu
chừng nửa giờ đến một giờ. Khi nào trên miệng ống hút bắt đầu xuất hiện
khói xanh tức là thấy hết khói trắng và khói đen thì người ta lấy một tấm
tôn đậy miệng ống hút lại, chỉ cần để hở một vài lỗ nhỏ đủ để than trong lò
âm ỉ cháy còn thì lấy đất trét kín các khe hở giữa nắp và miệng ống hút lại.
Sang giai đoạn hai: hầm than, ba giờ sau khi nhóm lò, nếu thấy lỗ
thăm dưới rực hồng, lỗ thăm giữa còn tối là tốt, thì chỉ việc chất than gầy
vào lên tới nửa chiều cao ống hút, nhớ đậy nắp miệng ống lại.