Hãy cố gắng kiềm chế sự lo lắng của mình bằng cách tổ chức thành “khung
thời gian lo lắng”. Trong kỹ thuật này, bạn cách ly những suy nghĩ lo lắng và
dành một thời gian nhất định, có thể là hai lần 15 phút mỗi ngày. Và khi tôi
nói, “lo lắng”, ý tôi là hãy lo lắng thật sự! Lo lắng cho đến khi bạn có giải
pháp để bạn không phải lo lắng nữa.
Câu hỏi: Sự trì hoãn của tôi đang làm tôi căng thẳng. Tôi có thể làm gì để
chấm dứt tình trạng này?
Trả lời: Mọi sự trì hoãn đều không giống nhau! Dựa trên hàng ngàn người
đã tham gia vào chương trình của tôi, tôi đã tổng hợp thành một danh sách
“bảy loại trì hoãn”. Nếu bạn biết phải làm gì nhưng bạn đang không làm
điều đó hoặc nếu bạn đã cố gắng ngăn cản, trì hoãn nhưng không thành
công, thì đó có thể là do chưa tìm thấy các chiến lược phù hợp với loại trì
hoãn của bạn:
• Cầu toàn
• Người tìm kiếm áp lực
• Người mơ mộng
• Người luôn dành ưu tiên
• Người lảng tránh
• Người rối loạn khả năng tập trung/Người thiếu tổ chức
• Người bảo vệ
Dan bị trì hoãn vì anh là người lảng tránh. Anh nhìn thấy chồng công việc
của mình quá phức tạp và quá tốn thời gian để giải quyết. Đó là lý do tại sao
anh sắp xếp quy trình làm việc cùng trợ lý của mình. Anh cũng là một người
bảo vệ (anh bảo vệ mình khỏi những lời chỉ trích của người khác về những
sai lầm của anh), người mà không theo dõi các cuộc hẹn với khách hàng