Phương pháp lỗi thời là yêu cầu trẻ học thuộc danh sách từ mới và cách phát
âm của chúng, đã bộc lộ nhiều thiếu sót. Đầu tiên, các danh sách có những hạn
chế. Trẻ em có thể nhớ được những từ ở đoạn đầu và đoạn cuối danh sách nhưng
ít nhớ được những từ ở đoạn giữa. Thứ hai, không có mối liên hệ giữa các từ
hoặc một bối cảnh để “kết dính chúng lại với nhau”, những từ này sẽ mất đi ý
nghĩa của chúng. Trong những trường hợp này, thật khó để nhớ được nghĩa thực
sự của những từ này – ngay cả khi trẻ nhớ được cách phát âm của chúng. Đối với
trẻ, biết được cách phát âm nhưng không biết được nghĩa cũng chẳng có tác
dụng lắm.
Việc lặp lại các từ cần phải được liên kết với một bối cảnh và kích hoạt sự hài
hước, cảm xúc của trẻ để đạt được hiệu quả cao nhất.
Ở đây có những câu hỏi nóng bỏng được đặt ra như là: Cần phải lặp lại bao
nhiêu lần thì đủ? Bao lâu thì nên lặp lại để đạt tới bộ nhớ dài hạn? Câu trả lời là
cần phải tạo ra năm con đường dẫn tới bộ nhớ tương ứng với năm sự lặp lại, kéo
dài trong vài tuần.
Có thể áp dụng điều này trong việc dạy tiếng Anh nếu khóa học được thiết kế
tốt. Trẻ có thể được nghe những từ mới trên một đĩa CD kèm theo một hình ảnh
tương ứng để nhìn vào. Chúng có thể gặp những từ mới này một lần nữa trong
một bài hát hoặc một mẩu truyện. Sau đó, trẻ có thể gặp lại những từ đó lần thứ
ba vào buổi tối cùng ngày trong bài tập về nhà hoặc trong một bộ phim hoạt hình
trên đĩa DVD. Nếu một tuần sau đó, trẻ được gặp lại những từ ấy trong một trò
chơi hoặc một bài tập và lần thứ năm là một tháng sau bằng cách đọc lại mẩu
truyện ấy, hát lại bài hát ấy hoặc gặp những từ đó trong một mẩu truyện mới, khi
đó sự kết hợp của những lần lặp lại và nhắc nhở sẽ xây dựng một lộ trình dẫn
đến bộ nhớ lâu dài hơn và khó phai mờ hơn.
Mỗi lần những từ này được lặp lại thông qua những hoạt động mang tính giải
trí, thì chúng nên được liên hệ với một tình huống để củng cố ý nghĩa và cách
dùng của chúng. Như thế trẻ không những dễ nhớ từ hơn, mà còn dễ nhớ chính
xác cách dùng và hoàn cảnh dùng chúng hơn.