BÍ QUYẾT KINH DOANH CỦA NGƯỜI DO THÁI - Trang 45

cho chúng ta học hỏi:

Thứ nhất, cách làm đó sẽ giảm bớt gánh nặng phải tự mình giám sát, việc này có
thể hao tốn rất nhiều công sức, mà chưa chắc đã có hiệu quả.

Thứ hai, có thể tránh được những va chạm không hay do sự bất tín nhiệm của ta
với phía đối tác.

Giao dịch chân thành, nhờ hòa khí tạo ra của cải

Văn hóa Do Thái nằm trong dòng chảy của văn hóa phương Đông, đó là thái độ
xem trọng tác dụng của luân lý, nỗ lực xây dựng mối quan hệ thân thiện, lành
mạnh giữa người với người. Cũng như vậy, trong hoạt động quản lý kinh doanh,
người Do Thái cũng có khuynh hướng dùng luân lý đạo đức để làm tiêu chuẩn
đánh giá giữa các đồng nghiệp, giữa cấp trên và cấp dưới, thậm chí mối quan hệ
giữa các đối thủ với nhau. Theo cách nói của Khổng Tử thì đó là “nhân”, còn người
Do Thái gọi là “luân lý nhất thần giáo”, tức nhân danh Thiên Chúa để thi hành
nhân nghĩa và đạo đức.

® Kỷ sở bắt dục, vật thi ư nhân (Phàm những gì ta không muôn, chớ nên làm cho
người khác)

Khi giảng về chữ “nhân”, Khổng Tử từng nói: “Cái mình muốn gây dựng, thì cũng
hãy gây dựng cho người khác, cái mình muốn đạt tới, thì cũng hãy giúp người khác
đạt tới”; “Điều mình không muốn người khác gây ra cho mình, thì mình cũng đừng
gây ra cho người khác”. Một vị Giáo sĩ nổi tiếng người Do Thái là Sirer cũng từng
rút ra cốt lõi của văn hóa Do Thái giống như vậy.

Sirer xuất thân bần hàn, dựa vào tài năng thiên phú và sự cần mẫn mà có được tri
thức uyên bác. Sau khi trở thành Giáo sĩ cao cấp nhất của người Do Thái, một lần
nọ, một người không phải là dân Do Thái đến gặp ông và yêu cầu ông “nói hết
những kiến thức về người Do Thái, trong thời gian ông ta có thể đứng vững bằng
một chân”. Tuy nhiên, khi chân của người đó còn chưa kịp nhấc lên, Sirer đã thốt

Công ty Trí Tuệ Media - www.trituemedia.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.