lên một câu:
“Không nên yêu cầu người khác làm việc mà mình cũng không muốn làm”.
Câu nói ấy rõ ràng là tương đồng với câu “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” mà đức
Khổng Tử đã dạy cho dân tộc Trung Hoa cách đây hơn 2500 năm.
Hai dân tộc cổ xưa và ưu tú dường như đã đúc kết ra được một giá trị cốt lõi, tinh
túy về văn hóa của dân tộc mình. Từ khi sinh ra cho đến khi qua đời, con người
luôn phải sống trong cộng đồng xã hội. Điều này có nghĩa là, quan hệ ban đầu của
con người nhất định phải là môi quan hệ tương thân tương ái, giúp đỡ và tha thứ
cho nhau, hơn nữa còn được đặt trên nền tảng cảm thông, chia sẻ lẫn nhau.
“Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” tự nhiên trở thành một nguyên tắc cần phải nắm
bắt, ứng dụng trong mối quan hệ xử thế cảm thông với nhau.
Đương nhiên, đó chỉ là một nguyên tắc thuần phác thông thường, trong những
hoàn cảnh cụ thể, cần phải vận dụng linh hoạt dựa trên tình hình thực tế.
Một ví dụ trong “Talmud” sẽ giúp chúng ta thấy rõ điểm này:
Một lần nọ, một vị Giáo sĩ mời sáu người đến thương lượng một việc quan trọng. Thế
nhưng, ngày hôm sau lại có bảy người cùng đến. Trong số đó đương nhiên có một vị
khách không mời mà đến. Nhưng vị Giáo sĩ cũng không có cách nào nhận ra người
đó là ai. Thế là, vị Giáo sĩ đành phải nói với mọi người: “Nếu có người nào không
được mời mà tự đến, xin hãy nhanh chóng rời khỏi đây ỉ”
Kết quả, người danh tiếng nhất trong số bảy người có mặt, người mà mọi người đều
biết chắc đã được mời, lại tức khắc đứng lèn, bước ra khỏi nơi họp.
Trong số bảy người có mặt nhất định phải có một người không được mời, nhưng
khi đã đặt chân đến phòng họp, lại phải thừa nhận mình là người không đủ tư cách
đến dự là chuyện không phải dễ dàng, đặc biệt là trước mặt nhiều người đức cao
vọng trọng. Vì vậy, hành động nhượng bộ của người đàn ông danh tiếng nhất
trong nhóm có thể nói là một quyết định hết sức khó khăn. Xét theo khía cạnh đó,
Công ty Trí Tuệ Media - www.trituemedia.vn