nhỏ hoàn toàn khác biệt với nhau. Trước hết, hãy thử xét qua những
đặc điểm sau:
• Niềm tin. Giống như tôn giáo, các thương hiệu cũng muốn
mọi người có niềm tin vào những gì mà chúng cung cấp cho họ.
Niềm tin này sẽ dẫn đến sự ngưỡng mộ và tin tưởng lâu dài đối với
những giá trị của thương hiệu. Hãy nghĩ đến những nỗ lực để vị thế
hóa thương hiệu như một "Thứ thật" của Coca-Cola, hay một "Sự thật"
của Budweiser.
• Hiện diện khắp nơi. Những thương hiệu thành công luôn
muốn được phổ biến khắp mọi nơi, và nhiều thương hiệu đã thực
sự đạt được mục tiêu này. Ví như biểu tượng chữ M dưới dạng cửa vòm
bằng vàng của McDonald's hay biểu tượng chữ U của Unilever, cả hai
đều được biết đến rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới này.
• Nhà hiền triết. Những nhà quản lý thương hiệu thành công
ngày nay không còn được gọi là "thuyền trưởng của ngành" nữa mà
họ đã trở thành những "nhà hiền triết" được kính cẩn tôn sùng bởi
khách hàng và những nhân viên ái mộ. Tôn giáo thường được sáng lập
bởi những nhà hiền triết râu dài với nụ cười bí ẩn - những người đã
khởi xướng việc tôn thờ nguyên sơ. Và ngày nay, chúng ta có "hiền
triết" Richard Branson.
• Lòng nhân từ. Suy cho cùng thì bất kỳ tôn giáo nào cũng
hướng con người đến chân - thiện - mỹ. Các thương hiệu "về lương
tâm" như The Body Shop, Cafédirect hay Seeds of Change cũng đều
có thể thu hút được bản năng nhân ái của con người.
• Tính thuần khiết. Giống như tôn giáo, các thương hiệu
cũng theo đuổi sự thuần khiết. Như trường hợp nước khoáng Evian
hay rượu whisky lúa mạch, cả hai đều nhắm đến tính thuần
khiết của sản phẩm. Nói một cách cụ thể hơn, đó là sự thuần khiết