do giải thích tại sao niềm tin ấy không đúng. Giả sử bạn tin rằng mình
có trí nhớ rất “ngắn hạn”, học trước quên sau. Nếu bạn suy nghĩ thấu
đáo, bạn có thể tìm ra hàng tá lý do chứng minh điều đó hoàn toàn sai.
Có thể bạn phát hiện rằng mình thuộc lòng một bài hát ưa thích dài
đến 250 từ. Có thể bạn nhận ra mình nhớ vanh vách tên tuổi và số bàn
thắng của tất cả những cầu thủ trong giải ngoại hạng Anh, nếu bạn là
một fan hâm mộ của môn bóng đá. Cũng có thể bạn thấy mình nhớ tất
cả các chiêu thức trong các trò chơi điện tử mà bạn hay chơi.
Khi bạn bè than phiền với tôi rằng họ có trí nhớ kém, tôi thường hỏi
lại họ rằng,“Nếu vậy sao anh nhớ được là mình có trí nhớ kém?” Câu
hỏi ấy thường làm cho họ ngớ người ra.
Một khi bạn đã tìm đủ bằng chứng thì niềm tin cũ không còn sức
mạnh nào nữa. Nhân tiện, trong quyển sách “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng
Thế!”, bạn sẽ biết rằng tất cả chúng ta đều có trí nhớ phi thường, chỉ cần
chúng ta học những phương pháp đúng đắn để phát huy khả năng ghi
nhớ đó thôi.
Một khi bạn đã nhổ tận gốc một niềm tin tiêu cực, bước tiếp theo là
tạo ra một niềm tin mới mạnh mẽ giúp giải phóng tiềm năng của bạn để
thành công.
Ví dụ, nếu niềm tin cũ của bạn là, “Tôi có trí nhớ kém” thì niềm tin
mới sẽ là, “Tôi có trí nhớ rất tốt”. Tiếp theo đó, bạn hãy tìm cách chứng
minh cho niềm tin mới của bạn là đúng. Bằng cách sử dụng những
phương pháp mới và thực hiện hành động tích cực, niềm tin mới của
bạn sẽ có cơ sở để trở nên mạnh mẽ hơn.
Lập trình não bộ bằng niềm tin mới
Nếu bạn không thể tìm ra bất cứ bằng chứng nào cho những niềm tin
mới của mình thì sao? Hãy dùng đến trí tưởng tượng!
Khi bạn tưởng tượng về một điều gì đó đủ mạnh, não bộ của bạn sẽ
thật sự bắt đầu tin vào nó.
Tại sao lại như vậy? Các nghiên cứu cho thấy não của con người
không thể phân biệt được cái gì là thật và cái gì là được tưởng tượng một
cách rõ ràng.
Khi bạn hình dung một điều gì đó thật sống động, não của bạn sẽ gửi
tín hiệu đến các bộ phận trong cơ thể bạn để tạo ra những phản ứng thể
chất thật sự.
61