có. Thử nghĩ xem sẽ thế nào nếu bao tử bạn đang “biểu tình” hay “nổi
loạn”?
Vào ngày nói chuyện, bạn hãy tránh dùng các món có bơ sữa (thường
tạo nhầy trong cổ họng), nước giải khát có nhiều ga (dễ gây ợ), và chất
caffeine. Chỉ nên ăn nhẹ trước lúc nói chuyện. Nên chuẩn bị chai nước trên
bàn để thỉnh thoảng uống vì nước có tác dụng bôi trơn cổ họng khi nói.
8. Chuẩn bị tâm lý trước những tình huống không ngờ
Thỉnh thoảng, trong buổi nói chuyện, bạn sẽ rơi vào những tình huống
“khó đỡ” vốn không lường trước được. Dù tình huống đó là gì, thì trước
buổi nói chuyện, bạn cần chuẩn bị tâm lý để khi chẳng may gặp các sự cố
ngoài ý muốn, bạn cũng giữ được bình tĩnh để có cách giải quyết thích hợp
mà không phải bấn loạn hay cảm thấy rối tung cả lên.
Các chiến thuật “sai khiến” sự sợ hãi
Sợ hãi là một phản ứng tự nhiên có tính cách tự vệ của cơ thể. Gặp các
hoàn cảnh lạ lẫm hay nguy hiểm, cơ thể sẽ tự kích hoạt hai loại phản ứng:
“chiến đấu hay chạy trốn” hay “chiến hay biến.” Khi đó, nhịp tim bạn tăng
nhanh, các cơ căng lên, và chất adrenaline trong cơ thể dâng lên ào ạt càng
đẩy nhanh các phản ứng hồi hộp.
Các diễn giả có kinh nghiệm thường biết cách tận dụng chất adrenaline
trong cơ thể làm nguồn năng lượng tích cực phục vụ cho mình: đầu óc họ
tỉnh táo hơn; các ý tưởng, dữ kiện, con số hiện rõ trong đầu.
Nỗi lo lắng hay sợ hãi có thể làm cho bài nói của bạn sắc sảo hơn, có
cảm xúc hơn, và nhờ đó có tính thuyết phục cao hơn. 2000 năm trước, nhà
hùng biện đại tài Cicero đã cho rằng nỗi sợ là yếu tố định hình mọi cuộc
diễn thuyết xuất sắc trước công chúng.
Sợ “lòi” cái sợ của mình ra