nghe điều gì đó – điều mà bạn cảm thấy thực sự có giá trị, xứng đáng với
công sức cũng như thì giờ của bạn và của mọi người.
Ước muốn hay hưng phấn rất dễ lan truyền. Tập trung vào những vấn đề
quan trọng muốn truyền đạt đến người nghe sẽ giúp bạn bớt nghĩ về bản
thân, và đây là một cách khá hữu hiệu để đẩy lùi nỗi sợ.
+ Nhớ rõ rằng bạn là chuyên gia: Bạn được mời đến nói chuyện. Người
ta xem bạn như một chuyên gia, bạn là người nắm rõ đề tài này hơn ai hết.
Bạn hãy tin điều đó để không còn cảm thấy sợ hãi, lo lắng nữa.
Sợ làm trò cười
Nhiều người sợ đứng lên và phát biểu bởi vì họ nghĩ rằng mình sẽ làm
điều gì đó ngu ngốc, lố bịch, buồn cười
– chẳng hạn, nói vấp lên vấp xuống, quên chữ này sót ý kia,... Tuy nhiên,
chuyện đáng mừng là người nghe bao giờ cũng thông cảm được với bạn về
điều đó. Họ không đòi hỏi bạn đừng bao giờ mắc lỗi.
Điều họ muốn thấy là việc bạn xử lý những lỗi đó thế nào cho tốt, cho
hay.
Sợ nội dung bài nói không đủ hấp dẫn
Đây là nỗi sợ dễ vượt qua nhất bởi vì bạn hoàn toàn nắm thế chủ động
trong việc chuẩn bị nội dung.
Sẽ chẳng còn gì đáng sợ nếu bạn nắm chắc những gì mình sẽ trình bày.
+ Chuẩn bị thật kỹ: Bạn phải đầu tư thì giờ, công sức để nghiên cứu,
chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho nội dung bài nói của mình. Càng chuẩn bị kỹ
lưỡng bạn càng yên tâm.
Nên sửa đi sửa lại nội dung bài nói cho đến lúc nào bạn thấy nó hay, hữu
ích và có ý nghĩa đối với người nghe. Bạn đừng ngại sửa sang, biên tập lại
những gì mình đã soạn.
+ Tập nhiều sẽ nhuyễn: Arthur Rubinstein, nhạc công dương cầm trứ
danh, thường nói rằng, “Nếu tôi bỏ tập một ngày, chỉ có tôi biết; nếu tôi bỏ