trước khán giả chỉ để thỏa mãn “cơn nói” của chính mình.
Những gì bạn trình bày phải thực sự là những điều người nghe mong
muốn và thấy có ích lợi cho họ, thỏa mãn được nhu cầu của họ.
Nhiều diễn giả có khả năng trình bày rất hùng hồn, siêu tuyệt, nhưng rốt
cuộc lại chẳng thuyết phục được người nghe có hành động hưởng ứng. Bởi
vì BÍ QUYẾT TRÌNH BÀY TỪ CÁC CHUYÊN GIA những diễn giả
này không thực sự hiểu rõ đâu là những điều thính giả muốn nghe, đâu là
những đòi hỏi họ cần được đáp ứng. Không cần biết người nghe quan tâm
đến điều gì, họ chỉ biết thao thao bất tuyệt về điều mình muốn nói, và tưởng
rằng người nghe cũng cảm thấy thích thú, hứng khởi như mình.
Ngược lại, như trường hợp cô sinh viên vừa kể, dù khả năng ăn nói có
hạn, nhưng vẫn thành công nhờ việc hiểu rõ thính giả của mình, nắm rõ
những nhu cầu và mong muốn của họ.
2. Bạn cần biết gì về khán giả?
+ Số lượng khán giả nhiều hay ít? Tùy vào số lượng người nghe để có
cách chuẩn bị, tổ chức và trình bày phù hợp. Buổi thuyết trình trước một
nhóm ít người trong phòng họp nhỏ chắc chắn sẽ khác với buổi thuyết trình
trong một hội trường lớn với cả trăm khán giả tham dự.
+ Thực trạng tài chính của khán giả? Khán giả của bạn đang sống trong
cảnh đói nghèo, vừa đủ sống, hay giàu có? Người nghe sẽ dễ dàng hưởng
ứng và đón nhận một thông điệp trình bày phù hợp và gần gũi với các điều
kiện kinh tế của họ. Sinh viên nghèo vượt khó sẽ khó lòng đón nhận ý
tưởng về những thú vui xa hoa của những sinh viên giàu có.
+ Khán giả tự nguyện tham gia, quan tâm đến chủ đề này, hay họ tham
dự vì bị ép buộc? Đây cũng là điều rất quan trọng bạn cần lưu ý tìm hiểu.
+ Người nghe thuộc nhóm đối tượng cụ thể nào? Thuộc tôn giáo nào?
Tham gia câu lạc bộ nào? Làm nghề gì?... Dựa vào những điều này, bạn sẽ
có cách soạn nội dung và trình bày thích hợp, khai thác những vấn đề mà
người nghe thích thú, quan tâm, và sẽ tránh được tình trạng “lỗi nhịp” khi
nói chuyện kinh doanh cho một nhóm người chuyên làm công tác thiện