nguyện.
+ Thông điệp bạn sẽ trình bày có phù hợp với niềm tin của người nghe
không? Nếu không, những gì bạn nói ra sẽ đe dọa và thách thức niềm tin
của họ.
+ Người nghe có thái độ gì với bạn và với chủ đề bạn nói? Đón nhận hay
chống đối? Dửng dưng hay thích thú quan tâm? Người nghe có những
thành kiến hay quan điểm cứng nhắc nào khiến họ khó lòng cởi mở để lắng
nghe những gì bạn nói?
+ Đã có diễn giả nào nói về chủ đề bạn sắp trình bày hay chưa? Nếu có,
những ý tưởng của bạn sẽ ủng hộ hay xóa bỏ quan điểm của họ? Hoặc bài
trình bày của bạn sẽ đưa ra được một quan điểm, cái nhìn mới mẻ, khác lạ?
+ Người nghe mong được nghe điều gì? Họ muốn nghe gì? Họ cần nghe
gì?
+ Độ tuổi trung bình của người nghe? Có thể bạn thấy câu hỏi này vô
ích, nhưng đôi lúc việc tìm hiểu điều này lại quan trọng. Tại sao? Bởi vì nếu
thông điệp của bạn hướng đến một sự kiện lịch sử xảy ra trước khi khán giả
chào đời, thì bạn sẽ cần phải giải BÍ QUYẾT TRÌNH BÀY TỪ CÁC
CHUYÊN GIA thích thật rõ về sự kiện ấy. Bên cạnh đó, con người ở các
độ tuổi khác nhau thường có những mong muốn khác nhau, nên việc xác
định được nhóm tuổi trung bình của người nghe sẽ giúp ích cho bạn rất
nhiều.
+ Người nghe đã nắm rõ các vấn đề bạn sẽ trình bày? Bạn đừng phí thời
gian bàn rõ những vấn đề ai cũng biết; và ngược lại, cũng đừng bao giờ nói
về những điều quá đỗi huyền bí, khó hiểu với số đông khán giả.
+ Liệu người nghe sẽ hiểu các thuật ngữ chuyên ngành khoa học, công
nghệ, kỹ thuật bạn sẽ dùng trong bài trình bày hay không? Đừng bao giờ
dùng các thuật ngữ quá chuyên biệt, cao siêu. Nếu thực sự cần phải đưa ra
một số thuật ngữ như thế, thì bạn phải tìm cách giải thích thật đơn giản, rõ
nghĩa để mọi người đều hiểu.
Tám công cụ giúp hiểu tường tận khán giả