BÍ QUYẾT TRÌNH BÀY TỪ CÁC CHUYÊN GIA - Trang 71

Phần Nội dung chính

Bám sát kịch bản chính đã tập dượt.Quan sát các biểu hiện, trạng thái

của khán giả để điều chỉnh cách trình diễn cho phù hợp với bối cảnh thực.
Có thể ngẫu hứng sáng tạo, nhưng đừng quá sa đà vào việc trình diễn mà
làm “cháy giáo án.”

Nên dùng các hình ảnh so sánh, đối chiếu, ẩn dụ, nhân cách hóa, nhằm

gợi sự liên tưởng, làm nội dung thêm sống động hơn. Chẳng hạn, “Quý vị
hãy tưởng tượng rằng hành trình một tinh trùng gặp được trứng cũng giống
như cuộc đua của hàng triệu người bơi qua một dòng sông đầy acid, dài
khoảng

1.800 cây số, bằng từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội, trong thời gian 72 giờ

đồng hồ với bao sóng to, gió lớn và hiểm nguy. Và chỉ có một tinh trùng đủ
sức tồn tại và gặp được trứng, rồi từ đó bạn ra đời. Tất cả đã hy sinh để bạn
được sống...”

Tận dụng ngữ điệu (giọng nói) và ngôn ngữ cơ thể (ánh mắt, nét mặt, đôi

tay, cách di chuyển...) để minh họa cho nội dung thuyết trình.

Đừng chỉ trình bày suông, mà phải tìm cách minh họa các ý trình bày

bằng những hình ảnh, câu chuyện, đoạn phim, trò chơi... để đưa người nghe
vào cuộc trải nghiệm thực sự nhằm thấu hiểu và ghi nhớ các ý tưởng được
trình bày.

Phần Kết luận

Phần kết luận đóng vai trò giúp người nghe sắp xếp lại và ghi nhớ trong

đầu các ý chính đã được trình bày.

Thông báo trước khi kết thúc: Việc thông báo có thể thể hiện bằng

những cụm từ như: “Tóm lại...”;

“Để kết thúc, tôi xin tóm tắt lại như sau...”; “Trước khi chia tay, tôi xin

tóm tắt lại những gì đã trình bày...” Việc thông báo này còn giúp người
nghe chuẩn bị tinh thần để tiếp thu những thông tin cốt lõi nhất.

Tóm tắt điểm chính: Theo các nghiên cứu về thính giả thì thời gian bắt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.