đầu thuyết trình và thời gian sắp kết thúc là hai khoảng thời gian mà người
nghe tập trung chú ý cao nhất. Vì vậy, việc tóm tắt lại những điểm chính sẽ
giúp thính giả nhớ khái quát và lâu hơn về nội dung đã thuyết trình.
Việc tóm tắt có thể là nêu lại những đề mục kèm những ý cần nhấn
mạnh.
Thách thức và kêu gọi hành động: Mục đích cuối cùng của thuyết trình
là thuyết phục người khác làm theo các ý tưởng mình đã trình bày. Vì vậy
thành công của bài thuyết trình nằm ở điểm chốt hạ này.
Sau khi đã đưa người nghe lên cao trào, bạn cần đưa ra lời kêu gọi, thúc
đẩy để tiến đến hành động.
Trong phần này, bạn có thể dùng một số câu hỏi để người nghe biểu thị
sự đồng ý như: “Các bạn có đồng ý không?” “Các bạn có sẵn lòng không?
Có quyết tâm không?” hoặc có thể kêu gọi sự cam kết bằng hành động cụ
thể như vỗ tay, giơ tay biểu quyết hoặc làm ngay một việc gì đó chẳng hạn
như đóng góp từ thiện, mua sản phẩm, đăng ký, viết cam kết.
Tất nhiên, không nhất thiết phải tuân thủ cấu trúc trình bày như trên thì
buổi thuyết trình của bạn mới thành công. Bạn hoàn toàn không cần đến cấu
trúc ấy, bạn có thể tự do tung hứng, sáng tạo như kiểu Steve Jobs. Tuy
nhiên, đó là khi bạn đã là một người thuyết trình tài ba, còn nếu đang đi
những bước khởi sự trên con đường trở thành diễn giả, bạn cần phải đi qua
các công đoạn cơ bản ấy, vẫn phải học hỏi đào sâu kiến thức, gia công tập
dượt, tiếp thu mọi ý kiến đóng góp và liên tục trau dồi để cải thiện kỹ năng
nói.
2. Ba yếu tố chinh phục người nghe
Điều gì khiến một người có sức thuyết phục với người khác? Điều gì
khiến bạn thích chơi với anh láng giềng này mà lại không thích kết thân với
anh láng giềng kia? Theo nhiều nhà tâm lý học, tính cách dễ mến là yếu tố
hàng đầu – trên cả ngoại hình, sự giàu có và địa vị – giúp một người được
người khác yêu mến và đón nhận. Nói đơn giản, chúng ta thường có xu
hướng muốn kết thân với ai đó thú vị, thân thiện, dễ gần, đem lại cảm giác