tuổi vẫn tiếp tục leo lên những ngọn đồi, xây dựng hàng rào, đánh cá, và chăm sóc cháu – chắt –
chút – chít…
Thật thú vị, không ai trong số những người sống trăm tuổi có ý nghĩ tập thể dục như người
phương Tây chúng ta thường đi đến các phòng tập thể dục. "Họ đơn giản sống một cuộc sống
hoạt động mà cho phép hoạt động thân thể." Buettner nói. Tất cả họ đi bộ, nấu ăn, làm những
công việc bằng tay, và nhiều người chăm sóc khu vườn của mình.
Bí quyết thọ của lão võ sư trăm tuổi
— Có thể dễ dàng thấy rằng những vị đam mê nghiệp võ thường khoẻ mạnh và sống lâu.
Trong số đó, lão võ sư được xem là cao tuổi nhất hiện còn sống tại TPHCM là Trần Tiến -
chưởng môn phái Nội gia Võ đạo Việt Nam.
Đã ngót trăm tuổi, sống độc thân, nhưng lão võ sư Trần Tiến còn khoẻ mạnh, khí lực dồi dào,
hằng ngày vẫn luyện Thái dương công, dạy võ, viết sách. Ông cho biết, Nội gia Võ đạo Việt Nam
là môn võ chuyên luyện "nội - ngoại ngạnh kình" cùng với những đòn thế hiểm hóc, cận chiến
đã được tinh lọc qua thực tế chiến đấu.
Đặc điểm ưu việt của Nội gia Võ đạo là sự kết hợp đồng bộ "Thân, Tâm, Trí, Đức, Y, Đao"
thông qua luyện Thân (võ thuật) song hành với Trí dục (võ trí), Đức dục (võ đức), Y khoa (võ Y
- Y học cổ truyền và Y học hiện đại) nhằm nâng cao sức khoẻ, tăng sức đề kháng cơ thể, kéo dài
tuổi thọ. Khi thân thể đạt được sự cường tráng, dẻo dai, từ đó phát huy được cái Tâm chính
nghĩa, thấm nhuần cái Đạo của võ thuật.
Nói về thuật trường thọ, lão võ sư cho rằng, sở dĩ các võ sư thường sống thọ là ở sự kiên trì
rèn luyện thể chất, một lòng theo đuổi chí hướng, điều độ trong sinh hoạt, sống vị tha và bao
dung. Để có sức khoẻ tốt là cả một quá trình tích lũy lâu dài, phải hội đủ 3 yếu tố cơ bản là dinh
dưỡng, rèn luyện thân thể và đời sống tinh thần.
Con người có thứ vốn quý, gốc của trường thọ, đó là "Tam bửu" (tinh, khí, thần). Giữa tinh,
khí, thần có mối quan hệ hữu cơ. Tinh là nguồn gốc của sự sống, chịu ảnh hưởng chân khí và
nguyên khí. Ngược lại, tinh cường tráng thì khí mới dồi dào, hình thành thần thái. Người khí
lực mạnh mẽ thì thần sắc tươi nhuận, biểu hiện ở sắc diện và ánh mắt. Luyện công là kết nối,
thúc đẩy mối tương quan giữa tinh, khí, thần để tinh hóa khí, khí hóa thần. Để bảo vệ chân khí
cần sinh hoạt lành mạnh, xa lánh rượu chè, sắc dục, ăn uống, dâm dục vô độ hại tinh, khí, thất
tình, nóng giận, căm hờn, lo lắng, buồn tủi hại khí, thần.
• Luôn vận động
Nước thường chảy thì không bị đọng thối. Luôn để cơ thể trong trạng thái vận động. Đối với
người cao tuổi, cách vận động tốt nhất là đi bộ, mỗi ngày khoảng 3 cây số trong vòng 30 phút.
Các hình thức vận động khác như thái cực quyền, bơi lội, đạp xe, leo cầu thang cũng rất thích
hợp.
• Ăn để sống
Theo lão võ sư, việc ăn uống vô tội vạ có khi còn tai hại hơn thiếu ăn. Ngày nay, chuyện bia
rượu đã trở thành thứ "văn hóa giao tiếp" phổ biến rất tai hại. Việc ăn uống đúng phép dưỡng
sinh tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng theo độ tuổi, hoạt động nghề nghiệp, tình trạng thể
chất của mỗi cá nhân. Ví dụ, trẻ em nếu không béo phì, ăn được nhiều chất béo càng tốt, nhưng
đến tuổi trưởng thành phải hạn chế. Việc ăn uống phải đủ chất nhưng không được thừa, vì thừa
dinh dưỡng còn hại hơn cả thiếu.
Từ 40 trở lên phải giảm mặn, ngọt, béo, để ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường. Sau tuổi 50 nên