thông tin nhân viên cung cấp càng chính xác và hữu ích.
ứ ba, khi tiếp xúc và trao đổi với từng nhân viên, hãy kiên nhẫn lắng
nghe toàn bộ câu chuyện cũng như lắng nghe quan điểm của nhân viên.
Cùng một vấn đề nhưng mỗi nhân viên có mỗi quan điểm khác nhau. Trong
nhiều trường hợp, lời giải thích hay nhận xét của nhân viên về vấn đề đã xảy
ra có thể giúp bạn tìm ra cách giải quyết hiệu quả nhất.
Điều thứ tư, nếu nhân viên cũng có lỗi trong vấn đề đó, hãy cùng trao
đổi để đi đến thỏa thuận về những thay đổi anh ta phải thực hiện. Một
người sẽ không thể đạt được mục tiêu nếu không hiểu rõ ngay từ đầu. Vì
vậy, bạn hãy chỉ ra cụ thể những việc phải làm để giải quyết tình huống,
điều này không những giúp họ nhanh chóng nhận ra điều mình phải làm
mà còn góp phần nâng cao uy tín của bạn trong mắt nhân viên vì bạn đã
giúp họ tháo gỡ khó khăn.
Sau đó hãy theo dõi việc thực hiện những điều hai bên đã cùng trao đổi.
Hãy cho ý kiến đánh giá và sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết. Đôi khi một nhân
viên chuyên gây rắc rối có thể sẽ trở thành một nhân viên xuất sắc dưới sự
hỗ trợ và dẫn dắt đúng đắn của nhà quản lý.
Cuối cùng, hãy luôn ghi chép chính xác những điều đã trao đổi. Nếu
nghi ngờ đây chỉ là bề nổi của một vấn đề có thể gây chia rẽ trong nhân
viên, hãy ghi lại chi tiết buổi trao đổi, thời gian và lý do cùng với giải pháp
đã đạt được. Ghi chép đó sẽ giúp bạn tránh được nhiều rắc rối về sau.
BÀI TẬP ÁP DỤNG THỰC TẾ
Hãy sẵn sàng đón nhận những khó khăn và thử thách từ phía nhân viên
như một điều tự nhiên và không thể thiếu trong công việc. Xác định ngay từ
đầu rằng mỗi người đang cố hết sức làm tốt nhiệm vụ của mình và bất cứ
chuyện gì cũng có thể giải quyết nếu bạn biết cách tiếp cận hợp lý.