Khi cả hai đã hoàn thành những công việc lặt vặt này, ông quay sang
tôi và hỏi: “Chàng trai, cậu đến đây có chuyện gì không?”.
“Cháu đã mất bánh lái chiếc Nữ hoàng.” “Con thuyền hiện giờ đang ở
đâu?” “Cháu neo nó ở trong sông.”
“Ừ, không sao đâu. Chúng ta sẽ đến đó đem nó về.”
Ông bật máy, tôi tháo gút thừng buộc thuyền và chúng tôi nổ máy theo
con nước đi vào vịnh. Tôi có bức ảnh chiếc Nimrod cũ kỹ, và tôi ngắm nó
nhiều đến nỗi không thể lẫn vào đâu được những đường nét duyên dáng của
con thuyền. Cũng giống như nhiều con thuyền một buồm khác trên vịnh
thời đó, lúc đầu, con thuyền được chế tạo giống như một chiếc thuyền do
xưởng đóng tàu nổi tiếng Crossby ở Mũi Cod làm ra.
Sau đó thuyền trưởng đã cải tiến nó, thay cột buồm, mở rộng cabin
thân thuyền, dựng lên một cái bức vách ở giữa thuyền và trang bị thêm một
động cơ nhẹ. Chiếc động cơ này gào rú ầm ĩ trên con lạch như một tiếng
còi báo hiệu mỗi khi nó đến hay đi. Nhưng dù có thay đổi thế nào đi nữa thì
nóvẫn là một chiếc thuyền buồm, vẫn giữ nguyên vẹn những đặc tính cơ
bản nhất của tổ tông nó. Và mỗi khi đặt chân lên nó tôi lại có cảm giác như
được ở nhà mình.
Thuyền trưởng ngồi bên dưới cái vòm, lái thuyền. Còn tôi ngồi ở đuôi
thuyền, bên cạnh lá cờ bạc màu sương gió, quan sát lằn nước và nghĩ về
tình huống đã buộc tôi phải bỏ rơi con thuyền của mình. Dường như đối với
tôi - một người tự coi mình là thủy thủ - việc để con thuyền mất lái là nỗi
khổ tâm lớn nhất trong tất cả những tai nạn có thể xảy ra.
Tôi hồi tưởng lại giây phút ấy - và sau này cũng có không biết bao
nhiêu lần tôi đã không thể kiểm soát được dòng suy nghĩ của mình về
những chuyện đã xảy ra ngày hôm ấy. Tôi ở đó, cánh buồm no gió theo