Tôi cảm thấy nhẹ nhõm và ngẫm nghĩ tìm cách trả lời cho câu hỏi của
nó. Tôi ví cái nĩa là con thuyền, và giả định một cơn gió đang thổi qua mặt
bàn, từ phía nó về phía tôi, sau đó tôi hướng phần nĩa ngang cơn gió để thể
hiện hình ảnh con thuyền đang đổi đường chạy và hướng cán nĩa vào cơn
gió để thể hiện hình ảnh con thuyền đang đổi hướng cắt góc. Con trai tôi
thật thông minh, bằng việc đặt ra câu hỏi đó, ngay tức khắc, hai cha con đã
tìm được tiếng nói chung.
Nhưng tôi là một người không dễ lãng quên nhanh chóng những
thương tổn mà ai đó đã gây ra cho mình, đặc biệt là những người tôi yêu
thương. Sau bữa cơm tối đó, khi ngồi một mình trên khoang thuyền trên
mặt hồ tối sẫm, tôi lại bị hình ảnh của cánh buồm loạng choạng đè nặng lên
tâm trí. Và tôi quyết định sẽ có một cuộc nói chuyện thẳng thắn với con
trai, nhưng chỉ là cuộc nói chuyện trong tưởng tượng. Tôi sẽ nói với nó một
cách nhẹ nhàng, sẽ nói những gì tôi muốn nó nghe, và truyền lại gia tài cả
đời mình cho con.
“Con trai ạ, đầu tiên, con nên học cách cảm nhận sự thay đổi thất
thường của một cơn gió. Và phải luôn tự hỏi cơn gió đến từ đâu và hiện tại
nó đang thổi theo hướng nào. Nên nhớ rằng cơn gió không bao giờ thổi
theo quy luật, vì vậy đừng tốn công vô ích nghiên cứu xem nó đã từng thổi
như thế nào để tìm thấy thói quen của nó. Hãy xác định đâu là mạn khuất
gió trên hồ, vì đó là một nơi an toàn, tĩnh lặng và cũng là nơi cơn gió bắt
đầu.
Chú ý quan sát những ngọn cây bọc xung quanh mặt hồ, những chiếc
lá lay động, để ý kỹ những gợn sóng lăn tăn trên mặt nước, theo dõi chuyển
động của những con thuyền khác, chúng sẽ cho con biết cơn gió bắt nguồn
từ đâu và biến mất ở chỗ nào trong khi nó vẫn cứ thổi từ bờ biển này đến
bờ biển khác.
Con phải đảm bảo rằng những lá buồm luôn được tự do, không bị
vướng vào nhau hay bị siết chặt, như vậy con thuyền sẽ không bắt đầu