“Quá dài”, ông nói như giải thích, rồi ông nhúng tay vào làn nước đục,
nói thêm: “Những khi gió nhẹ như thế này, cậu hãy ngồi vào mạn phía bên
này của thuyền”.
Ông chỉ vào mạn khuất gió của buồng lái, cái chỗ mà tôi sợ chết
khiếp, và bảo tôi thả neo. Ông ngồi trên sàn thuyền với cái cần lái cụt vác
trên vai phải. Ông không ghì chặt cần lái như tôi, mà cầm nó một cách hờ
hững bằng ngón cái và ngón trỏ, như thể ông đang lắng nghe âm thanh rì
rào của sóng vang lên từ tay lái kẹp giữa các ngón tay ông. Lúc này, trông
ông hệt như một nhạc sĩ đang chơi một nhạc cụ được hòa âm đúng điệu.
“Cậu cần phải cưỡi lên cơn gió”, ông nói với tôi. “Khi cậu lái thuyền,
lúc nào cậu cũng phải làm chủ cơn gió.”
Ông bảo tôi rằng, bằng cách ngồi bên mạn khuất gió của con thuyền,
ngay dưới buồm chính, thay vì trên sàn phía đối diện với nó, tôi có thể nhìn
thấy cạnh phía đuôi của chiếc buồm hình tam giác, chiếc buồm nhỏ phía
trước cột buồm.
“Lái thuyền theo cái buồm này”, ông nói, “xem khi nào cái buồm
thẳng lên. Hãy để con thuyền cưỡi gió cho đến khi mép trước của cái buồm
gần với đỉnh nhất, sau đó nới lỏng cho đến khi không còn rung nữa. Rồi khi
con thuyền lấy được đà, để nó cưỡi gió thêm chút nữa”.
Nhiều năm về sau, tôi được tiếp xúc với nhiều thủy thủ am hiểu về
nguyên tắc đi biển và họ đã không ngại ngần chỉ bảo thêm cho tôi những kỹ
thuật quan trọng khi lái thuyền. Về cơ bản thì họ không thể dong buồm như
cái cách mà thuyền trưởng chiếc Nimrod đã dạy tôi, hoặc nếu có thì chỉ là
do sự di chuyển của chiếc thuyền nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.
Nhưng từ cách truyền đạt sống động của thuyền trưởng - “cưỡi cơn
gió” - tôi có thể nắm được sự cân bằng tinh tế giữa bản thân, con thuyền và
biển cả. Những cơn gió nhẹ mùa hè đang tung hoành ở vịnh Đại Nam đến