Trong cuộc sống, nghề đi biển cũng tương tự như những nghề khác,
nếu bạn có được đà để tiến lên thì thật đáng quý. Bởi nó là nguồn lực thứ
hai giữ cho chúng ta vững bước thêm một quãng đường nữa, sau khi nguồn
lực thứ nhất - nguồn năng lượng của gió - mất đi.
Trong thể thao cũng vậy, không phải ngẫu nhiên mà các vận động viên
luôn ý thức được rằng: “quan trọng nhất là ở bước lấy đà”. Câu nói hàm ý
rằng họ cần phải vượt qua khả năng vốn có của bản thân để có thể giành lấy
chiến thắng bằng những nguồn lực được tích lũy từ trước. Và nếu xem xét
vấn đề này theo chiều ngược lại thì nó cũng đúng.
Theo cái đà vốn có, người thắng cuộc có xu hướng tiếp tục thắng, còn
kẻ thua lại tiếp tục bại trận, bởi nguyên lý tự nhiên của quán tính cũng
giống như con dao hai mặt. Nó được phát biểu rằng, một cơ thể đang vận
động có xu hướng tiếp tục vận động, còn một cơ thể đang trong trạng thái
tĩnh có xu hướng tiếp tục duy trì trạng thái cũ.
Để có thể lướt băng băng trên biển cả, thuyền phải phụ thuộc khá
nhiều vào sức gió trong việc làm căng những cánh buồm. Khi chúng ta
giong thuyền trên biển, nếu mũi thuyền đủ sức xé toạc cơn gió là nó đã
vượt qua nguy hiểm. “Ném mình vào đầu sóng ngọn gió, hãy xem con
thuyền do dự và phân vân như thế nào, từng thớ gỗ lung lay và cả bộ khung
rung lắc ra sao?”.
Gió thoát ra khỏi cánh buồm đang cuồn cuộn, làm nó xẹp lại và bay
phần phật trên không. Nếu con thuyền có đủ lực, nó sẽ tiếp tục rẽ sóng cho
đến khi gió thổi phồng cánh buồm một lần nữa ở mặt buồm bên kia. Khi
thực sự thoát ra khỏi vùng “xiềng xích”, hẳn cảm giác vui sướng, hân hoan
sẽ ngập tràn trong tâm hồn người thủy thủ, cũng giống như cái cảm giác
của người nô lệ khi được giải phóng khỏi những gông cùm.
Con thuyền theo sát và cất cánh cùng cơn gió, và người lái thuyền,
dường như rất muốn gào to lên, rằng tâm hồn anh ta đang căng tràn niềm