thậm chí đã cho một trong các em trai tôi đi học để làm bác sĩ…Rồi tôi cứ
lang thang phiêu bạt khắp nơi. Vâng, chuyện ấy quá lâu rồi…
Người phụ nữ phẩy tay và đưa mắt nhìn các con tàu. Từ chợ vọng lại
tiếng chuyện trò, tiếng mặc cả, tiếng cười nói ồn ào.
- Tôi vừa từ Recife đến đây được ba hôm. Chỉ để gặp thằng bé. Một
người quen cho tôi biết Frederico đã chết từ hai năm trước. giờ tôi phải về
tìm con…Tôi sẽ nuôi dạy cháu…
Francisco không còn nghe thấy tiếng ồn ào ngoài chợ nữa. Lọt vào tai
lão chỉ còn những lời của người phụ nữ xưng là mẹ Guma đã đến đây tính
đón nó đi. Lão không ưa đôi co với phụ nữ. Lý sự với họ thì biết bao giờ
cho hết lẽ, nhưng chắc chắn lão phải chiến đấu vì không muốn mất Guma.
Thằng nhỏ đã học lái thuyền thành thạo và nâng vác dễ dàng những bao bột
to tướng bằng đôi tay thơ trẻ của mình. Chuyện đụng độ Francisco không
lạ, nhưng là với cánh thủy thủ dữ dằn trên cảng hay đám chủ thuyền lực
lưỡng bằng các ngôn từ chẳng mấy nhẹ nhàng bởi họ thừa khả năng tự vệ.
Còn với phụ nữ, lại là mẹ Guma - mặc áo lụa, bôi nước hoa, tay cầm ô,
miệng điểm răng vàng - lão thực tình không biết phải tranh cãi làm sao.
Nếu vọt miệng văng đôi lời thô tục, cô ta có thể sụt sùi, mà lão không muốn
thấy đàn bà khóc lóc. Hơn nữa, em trai lão đã cư xử không phải với cô tà
dân đi biển đâu thể cứ nghĩ hoài về người phụ nữ họ để lại trên bờ? Cưới
rồi để họ thành góa phụ hoặc chết do vỡ tim khi thấy chồng về bình an sau
bão tố không tệ hơn sao? Thế còn khốn nạn hơn nhiều. Guma sẽ ở vậy,
chẳng lấy ai. Nó sẽ luôn là kẻ tự do trên con thuyền của mình. Và sẽ đi theo
Iemanja khi nào Người muốn. Sẽ chẳng có chiếc neo nào ràng buộc nó với
đất liền. Sống trên biển phải là người tự do. Nhưng nếu người phụ nữ này
mang Guma đi, nó sẽ thành người ra sao nhỉ? Thợ mộc, thợ đá, bác sĩ hay
một linh mục mặc váy, ai biết được! Và lão, Francisco, sẽ phải ôm nỗi nhục
suốt đời vì đã đẩy thằng cháu vào con đường kia để rồi chẳng thể làm gì